Hôm nay,  

Mơ Ước Của Người Xa Quê

18/02/200200:00:00(Xem: 4244)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, từ ngày mồng Bốn đến mồng 6 Tết, các chuyến tàu từ miền Bắc và miền Trung vào Sài Gòn đều đông nghẹt hành khách mà phần lớn thuộc thành phần dân lao động đi làm thuê ở Sài Gòn. Suốt một năm bán sức người để đổi lấy áo cơm, họ dành dụm được ít tiền để về quê đoàn tụ với gia đình trong ba ngày Tết và bây giờ lại tiếp tục tha phương cầu thực. Với những người vì cuộc sống mà phải xa quê thì mơ ước lớn nhất của họ là được trở về nhà trong ba ngày Tết. Mái nhà mà cha mẹ đang sống là hình ảnh đã “đi” theo họ trong suốt những tháng ngày tất bật mưu sinh ở phương xa, đã réo gọi họ tìm cách trở về. Qua lá thư này, mời bạn nghe tâm tình của một nữ độc giả báo Tuổi Trẻ về ghi lại nỗi mơ ước của người xa quê qua đoạn ghi chép như sau.
Có lẽ một trong những hạnh phúc lớn nhất của con người VN là được trở về nhà trong ba ngày tết. Khi còn trẻ, nơi quay về là mái nhà cha mẹ, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi đâu đó trong góc vườn hay mé sân, cái cuống rốn nhỏ xíu của ta được cha mẹ gói ghém và chôn giữ. Mỗi khi trở về, ta thấy sung sướng đến rưng rưng khi thấy mẹ cha còn lưu giữ trọn vẹn những kỷ niệm tuổi thơ của một đàn con. Để rồi ta lại có dịp khoe với người ta yêu và với những núm ruột của ta: chỗ này, từng mắc một chiếc võng đan bằng dây bố đu đưa kẽo kẹt mà người mẹ tảo tần đã thức ru những đứa con hay khóc về đêm; trên chiếc cầu chênh vênh này cô bé tung tăng chân sáo đã té ùm xuống sông và suýt bị dòng nước chảy xiết cuốn đi; nơi cái sàn lản làm bằng thân cây cô bé bướng bỉnh đã cầm dao cứa vào cổ tay mình cho đến khi cha mẹ phải cho cô cùng các anh trai lội vào rừng tìm trứng rắn.

Khi không còn trẻ nữa, khi trên đầu đã có những sợi tóc bạc, nhớ nhà, ta còn nhớ đến mái tóc màu sương của mẹ cha và cả những di ảnh mịt mờ năm tháng của ông bà đặt trên bàn thờ và dường như còn giữ được mùi nhang trầm tỏa nhè nhẹ. Khi không còn trẻ, nỗi nhớ canh cánh với nỗi lo. Lo trái gió trở trời. Lo mây dày thêm nơi mắt mẹ. Lo vết thương nơi bả vai của cha đau nhức hơn trong những ngày trở lạnh. Lo cái vòng quay ngắn ngủi của một kiếp người. Rồi lại thấy sợ. Sợ cái màu thời gian bạt trên bia mộ và những cơn gió hoang rùng rùng rượt đuổi nơi nghĩa địa um tùm cỏ dại. Khi không còn trẻ, ta hay gọi phonevề nhà. Nghe được tiếng nói của cha của mẹ, ta lại ngẩn ngơ và tự trách. Giá như đừng có phương tiện liên lạc này, ta đã có thể trở về nhà và được tận tay nhỏ những giọt thuốc vào những con mắt mờ xót của mẹ, được lấy dầu xoa nhè nhẹ lên bả vai đau nhức của cha. Khi không còn trẻ, ta không còn nôn nao ao ước được nhìn thấy cái camera gắn liền với chiếc điện thoại hiện đại.
Khi trên đầu đủ hai thứ tóc, cái camera tâm tưởng thường được mở ra. Nó năng hoạt động, rất ít khi chịu nghỉ ngơi, khiến ta không nguôi nhớ. Nhớ cái còn cái mất không chỉ là của riêng ta và của những người máu mủ ruột rà. Nhớ những giấc mơ đẹp đến quặn lòng. Nhớ, lại nhớ. Nhiều lúc quay quắt nhớ.
Bạn,
Nữ độc giả báo TT viết tiếp: “Khi không còn trẻ, ta lại sợ xa nhà, ngay cả khi đang được ở nhà, đang cùng mẹ, cùng cha và những người thân yêu thắp những nén hương cắm lên bàn thờ ông bà tổ tiên và bịn rịn tiễn đưa năm cũ.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.