Hôm nay,  

Phố Không Tên Ở Vùng Ven

15/12/200000:00:00(Xem: 4764)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Người Lao Động, rất nhiều cư dân ở nội thành Sài Gòn làm lụng suốt cả đời nhưng không lo nổi chỗ ở, song nếu chịu khó ra vùng ven thì chuyện an cư thật dễ dàng. Để có một ngôi nhà ở vùng ven ngoại thành, chỉ cần bỏ ra trên dưới mười triệu đồng (chưa đến 700 đô) là mua được đất, thêm chừng ấy tiền để xây cất là có được một chỗ ở. Nhiều khu nhà không số, phố không tên đã hình thành từ cách xây cất như thế. Trước tình trạng xây dựng tự phát này, nhiều ủy ban xã phải chào thua dù đã lập biên bản phạt. Một số viên chức các xã cho phóng viên báo quốc nội biết rằng mỗi khi phát hiện thì “chỉ được lập biên bản đình chỉ thi công, đề xuất Ủy ban huyện xử lý. Chờ hướng xử lý thì lâu, phạt thì nhẹ, nên phạt riết thì nhà ra phố luôn.”

Trong bài một bài phóng sự về chuyện mua bán đất đai, xây cất nhà cửa ở vùng ven nội thành, phóng viên báo Người Lao Động đã ghi nhận rằng khi dạo một vòng các vùng ven từ quận 7, huyện Nhà Bè đến quận 12, huyện Bình Chánh vào những ngày tháng 12, phóng viên này nhận thấy chuyện mua bán đất đai, xây cất nhà cửa vẫn diễn ra hết sức nhộn nhịp. Ở quận 12 và huyện Bình Chánh, phóng viên không khỏi kinh ngạc khi thấy rất nhiều chủ, cò đất, ngang nhiên trương bảng “có bán sang nhượng đất công”. Một chủ đất ở ấp 4, xã Bình Trị Đông, huyện Bình Chánh, đang thao thao giới thiệu các loại nền nhà, chợt xanh mặt khi nghe hỏi: Đất công mà anh dám rao bán, ở tù như chơi nghen. Ông ta vội vàng giải thích: Dạo này nhiều người mua cứ sợ đất tư, giấy tờ tay, sau này dễ bị giải tỏa, nên tụi tui mới gọi là đất công, tức là đất nhà nước công nhận đàng hoàng. Tuy nhiên các tay chủ đất công chỉ đưa ra bản vẽ lô đất chẳng có chút giá trị gì vì chẳng có một con dấu nào, song lại cứ cho đó là bản vẽ quy hoạch được nhà nước công nhận.

Cũng theo phóng viên báo quốc nội, giá đất thì thượng vàng hạ cám có đủ. Ở đường Mã Lò, thuộc ấp 5, Bình Hưng Hòa, Bình Chánh, một nền đất rộng 3m x 8m, giá chỉ hai lượng vàng. Phóng viên báo Người Lao Động hỏi một chủ đất: Mua bán giấy tờ sang tay như thế, khi xây nhà có bị phạt không, sau này có bị quy hoạch không " Ông ta quả quyết: Cậu thấy người ta ở tràn lan thế, chả nhẻ giải tỏa hết được " Còn khi xây nhà, anh còn cầu cho người ta tới phạt nữa kia, nhà nào bị phạt, sau mới xin được điện, nước, số nhà. Nhiều người mua đất cất nhà ở vùng ven chỉ bí quyết: Thoạt tiên chỉ xây lên vài ba lớp gạch rồi để chờ chính quyền địa phương đến đập bỏ, lập biên bản xây dựng trái phép. Một người nói: bằng mọi cách, phải để họ phạt. Khi đó, nhớ gởi chút đỉnh tiền cà phê, cà pháo, chứ không thì họ đến phạt hoài, đập dỡ nhà hoài.

Bạn,
Phóng viên nói trên kể lại rằng cách đây một tháng, anh ta ghé nhà người bạn ở ấp 5, Bình Hưng Hòa. Khi đó nhà người bạn chỉ chỏng chơ giữa những ruộng lúa, rau muống. Mới đây, ghét lại nơi này, anh hết sức ngạc nhiên vì một khu phố đã hiện hình. Người dân còn tự quy hoạch như làm đường nội bộ, cống thoát nước. Người bạn nói: “Khi mới xây thì bị lập biên bản phạt một lần, nhưng mình vẫn xây tiếp mà không ai nói gì nữa. Ở đây, có người khi tiến hành xây nhà còn mời chính quyền xuống phạt vì họ nghe nói có giấy phạt thì mới xin được số nhà”..

Báo Lao Động còn cho biết phần lớn đất vùng ven đều chưa có quy hoạch chi tiết. Người dân đến đây mua đất cất nhà hầu hết đều tin vào miệng lưỡi của các chủ, các cò đất. Những người này thường đưa ra bản vẽ tự quy hoạch, cao hơn nữa là giấy tờ chứng thực của địa phương. Và cuối cùng nhiều người đã bị cò, chủ đất thuyết phục, từ đó những phố không tên ngày càng mọc lên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.