Hôm nay,  

Thảm Cảnh Lụa Hà Đông

15/10/200200:00:00(Xem: 4511)
Bạn,
Theo báo Doanh Nghiệp, nằm bên bờ sông Nhuệ, có làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Tây) đã làm nên những vuông lụa Hà Đông, thước gấm, vân, sa lừng lẫy trong vùng, ngoài cõi, được lưu truyền hàng trăm năm lịch sử. Qua bao dâu bể đổi đời, con người có khi rạng rỡ, phú quý, cũng có khi điêu đứng, đói nghèo vì lụa. Có một thời gian, lụa Vạn Phúc tìm lại được thời hoàng kim với hàng nghìn chiếc máy dệt của 780 gia đình, cho sản lượng tới ba triệu m2 lụa, doanh thu 20 tỷ đồng mỗi năm. Thế nhưng hôm nay làng lụa ấy bỗng rơi vào thảm cảnh như ghi nhận sau đây của báo Doanh Nghiệp.
Lâu đời là thế, lững lẫy là thế mà chỉ từ giữa năm ngoái đến nay, 1/3 nghệ nhân Vạn Phúc đã cho ngừng máy, sản lượng giảm 50%. Nhiều hộ bán máy, bỏ nghề. Làng nghề rơi vào tĩnh lặng đến khó ngờ. Festival Huế vừa rồi, xã Vạn Phúc đã lập một đoàn nghệ nhân đưa lụa vào đó để tìm đầu ra. Cả tháng trời vật vã, Festival kết thúc, đoàn về, số lụa bán được, trừ chi phí coi như huề. Mới đây, xã lại cử một đoàn đi Lào tham gia hội chợ nhưng tình hình cũng không khả quan hơn. Lụa ế ẩm, nhiều nhà đã bán máy để lo nợ, kiếm kế khác sinh nhai. Bỏ nghề cũng đau đớn lắm, nhưng muốn bỏ cũng khó vì máy dệt bây giờ bán được cũng không phải dễ.
Anh Tâm ở xóm Đoàn Kết, dân gốc Vạn Phúc, từ bé đã sống trong không khí làng nghề. Năm 1994, anh vay gần 20 triệu lắp vào chiếc máy dệt để sống với lụa. Thế nhưng lụa lại phụ người. Tính đi tính lại, anh bỏ nghề, bán máy dệt được 5 triệu đồng. Bây giờ, anh làm thợ xây, còn vợ thì đi rửa da bò thuê. Cùng với tâm trạng anh Tâm, chỉ chiếc máy dệt vừa mua 12 triệu đang đắp chiếu, anh Đỗ Xuân Thắng, than thở: Đống tiền bỏ ra, chưa làm được đồng nào đã phải gạ bán lấy nửa tiền mà chẳng ai thèm mua. Không chỉ có anh Tâm, anh Thắng khó khăn, một viên chức xã cho biết: Giữa năm ngoái đến nay, lụa ế ẩm quá. 1/3 nghệ nhân đã ngừng máy. Nếu so với năm 2001 thì sản lượng lụa giảm 50%. Rất nhiều nhà đã bán máy dệt, bỏ nghề làm lụa. 9 tỷ đồng vay để đầu tư cho nghề, đến nay khó có thể trả đủ cả gốc lẫn lãi.

Nguyên nhân đầu tiên là một kế hoạch đầu tư và sản xuất sai lạc. Năm 1994, làng lụa Vạn Phúc được đưa vào kế hoạch phục hồi và phát triển. Huyện, xã, Hội Nông dân, ngành công nghiệp hô hào việc tăng máy dệt, tăng số hộ tham gia sản xuất nhưng không cơ quan nào có một kế hoạch cụ thể cho đầu ra. Ban đầu, số máy ít, chưa phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc, những hộ có máy dệt ăn nên làm ra. Nhiều người hăm hở bán đồ, tậu máy. Các cơ quan địa phương khăng khăng trong hội nghị rằng đây là cơ hội làm giàu, hiện đại hoá nông thôn, phải tận dụng nhanh, triệt để... Hơn 7 năm kiên trì tận dụng, số máy dệt, số hộ tham gia đã vượt quá nhu cầu thực tế. Cùng lúc, vải lụa Trung Quốc tràn vào. Dân đâm lao thì phải theo lao. Họ hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sản lượng với hy vọng thu hồi vốn. Sản lượng vì thế càng quá tải.
Bạn,
Cũng theo báo này, do thế, lụa Hà Đông trước kiêu sa bao nhiêu, nay rẻ rúng bấy nhiêu. Ngoài vài hộ loanh quanh tìm thị trường, phần lớn lụa Vạn Phúc chỉ chờ vào 20 tư thương ở Hà Nội tiêu thụ. Lý do nữa là từ thời gian phục hưng làng nghề đến nay, dân Vạn Phúc không được hưởng một chính sách ưu đãi nào, nhất là vốn. Họ đều phải vay qua ngân hàng, lãi suất không được giảm, thời gian vay không được dài đã trở thành điều khó dễ đối với người dệt lụa Hà Đông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.