Hôm nay,  

Cơm Lam

9/12/199900:00:00(View: 7264)
Bạn vẫn còn nhớ thời trung học, khi học sử về giai đoạn vua Lê Lợi, chúng ta từng nghe về Cơm Lam, một kiểu nấu cơm trong ống nứa của dân núi rừng Thanh Hóa. Chuyện tưởng như chỉ còn là quá khứ, nhưng thói quen này vẫn được gìn giữ tại nhiều nơi trên nước mình. Để sẽ trích vài đoạn nghiên cứu về món cơm Lam này cho bạn đọc, theo báo trong nước như sau.
Nói là cơm, nhưng không giống cơm ăn hàng ngày mà là một thứ cơm đặc sản chỉ đồng bào các dân tộc miền núi mới có. Cơm Lam không nấu trong xoong, nồi mà được nấu trong ống nứa rừng mới chặt tươi non, ở các cây nứa sắp đến độ xòe lá, bẹ còn ôm thân, có đường kính từ 3 đến 3,5cm là vừa. To quá trông xấu, bé quá đốt hay bị cháy. Không lấy ở các gióng gốc (dày quá) và gióng ngọn (mỏng quá) mỗi cây chỉ lấy 3-4 gióng giữa. Mỗi gióng để 1 đốt phía gốc làm đáy, phần ngọn cắt hơi vát để khi cho gạo vào không rơi vãi.
Gạo nấu cơm Lam là thứ gạo nếp dẻo, thơm, tuyệt đối không lẫn tẻ - gạo được giã trắng đãi sạch, trộn với 1 ít muối rồi cho vào ống nứa đã súc nước sạch. Lượng gạo cho vào độ 2/3 ống rồi cho nước cách mặt gạo độ 10 phân, bịt đầu ống lại (chú ý không bịt chặt). Đặt ống lên bếp, xếp nghiêng. Có thể 1 lúc nấu từ 1 đến 5-7 ống. Củi bếp đun cháy đều. Thỉnh thoảng xoay từng ống sao cho các mặt của ống đều tiếp xúc được với lửa. Khi thấy nước trong ống sủi thì lấy dùi nhọn chọc thủng 1-2 lỗ nhỏ dưới đáy ống cho nước trong ống chảy ra hết rồi dỗ nhẹ 3 cái xuống nền nhà cho gạo dồn chặt xuống, sau đó nút kín miệng ống, cho lên bếp vần. Thỉnh thoảng xoay ống cơm sao cho phần cơm bên trong ống đều được tiếp xúc với lửa trong bếp. Cứ thế vần đến khi nào thấy có mùi thơm tỏa ra rồi vần tiếp độ 5 đến 10 phút nữa là được.

Đem ra để nguội, lấy dao róc bỏ lớp vỏ đen bên ngoài để lại lớp bọng vàng bên trong. Cứ thế có thể để 4-5 ngày cơm vẫn dẻo. Khi dùng tước bỏ nốt phần nứa mỏng còn lại rồi lấy dao cắt ra từng khúc 5-6 cm cầm lên ăn chậm nhai kỹ ta mới thưởng thức hết được vị dẻo thơm, đậm đà của hương nếp quện với mùi thơm ngọt của nứa rừng.
Cơm Lam ăn chỉ biết no không thấy chán. Là thứ cơm đặc sản, là món quà quý, mang hương vị của núi rừng, là thứ cơm ngon, bổ dưỡng nhiều người mến mộ.
Bạn thấy đó, quê hương mình vẫn còn nhiều chuyện thơ mộng mà chúng ta chưa biết hết. Đâu có phải là chuyện ham-bơ-gơ mang hàng ngày mà bạn nói trong thư đâu. Vậy đó, cả nửa đời người sống ở Sài Gòn, bạn với tôi có bao giờ nghĩ là món Cơm Lam một hôm được nhắc tới. Cứ như là chúng ta bước ngược vào các trang sử đời Lê, khi những người lính năm xưa còn cầm gươm với giáo ngồi vẫn cơm cho ngày mai ra trận. Phải chi đất nước sớm bình an, bạn về đây cùng tôi đi tìm gặp hết những hương vị của quê nhà mình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tóm tắt: Ngày xưa có một cô bé xinh xắn thường choàng cái khăn đỏ của bà nội cho nên người ta gọi cô là “ Bé Khăn Đỏ”. Một hôm bà nội ốm, mẹ sai cô bé mang bánh và sữa cho bà.
Thường khi, thân thế là điều cầu thiết, để cơ cấu một viên chức vào một chức lớn hơn, một chức quan trọng hơn, và trên nguyên tắc là trông có vẻ bất thường nhưng thực ra là rất thường.
CLMV là gì? Trong buổi lễ kỷ niệm ở Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc trước quan khách quốc tế và trước ống kính truyền hình Việt Nam là: Cờ Lờ Mờ Vờ.
Garden Grove (Bình Sa)- - Tại hội trường Thư Viện Việt Nam ở Garden Grove, vào lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy ngày 3 tháng 12 năm 2016, Nhà Nghiên Cứu Vy Thanh đã cho ra mắt cuốn sách “Hồ Chí Minh Cứu Nước?”
Ngày Hội Cà Phê theo truyền thống tổ chức vào những ngày trong tháng 3 hàng năm tại Ban Mê Thuột. Tháng 3 hàng năm.
Trong tuần này, sẽ có một ngày quan trọng, được cử hành lễ từ lâu -- và nguyên thủy được Liên hiệp Quốc công nhận từ lâu. Đó là Ngày Quốc tế Nhân quyền.
Báo Dân Trí ghi lời đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - đại diện các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tiếp xúc cử tri quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) chiều 28/11:
Vậy mà, chưa ai thấy các quan lớn trong Bộ Chính Trị tự nguyện nộp tiền để “xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa” nhưng chỉ thấy dân nghèo thê thảm ở Thành phố Thanh Hóa cúng tiền.
Nhân chuyện ông Fidel Castro hôm 26/11/2016 từ sống chuyển sang từ trần, đủ thứ dàn hòa tấu bừng lên: Hà Nội ban lệnh quốc tang, Sài Gòn lặng lẽ đọc tin người tỵ nạn Cuba ở Miami tràn ra phố tưng bừng.
Lịch sử dân tộc Việt Nam là triền miên kháng cự quân Phương Bắc, từ xa xưa là thời Phù Đổng nhổ tre đánh tan giặc Ân, cho tới các trận vang danh thời vua Quang Trung thời Tây Sơn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.