Hôm nay,  

Ca Huế Đâu Rồi?

29/08/199900:00:00(Xem: 6519)
Bạn thân ơi, chúng ta trưởng thành nơi Sài Gòn và từng một thời nhìn Huế có thể sẽ là thành trì cuối cùng gìn giữ giùm những hình ảnh cổ điển thân thương, không chỉ là thành quách đền đài mà còn là chiếc nón, tà áo, giọng ca. Vâng, ca Huế. Bây giờ thì vẫn còn, nhưng đang nhạt phai dần đi dưới sức ép của kinh tế thị trường. Vẫn biết nghệ thuật không hẳn nuôi nổi người nghệ sĩ, nhưng khi nghệ thuật mang giữ nét văn hóa dân tộc thì đó lại là cái gì rất mực cần trân trọng. Bạn hãy nghe nhà báo trong nước viết về ca Huế bây giờ như sau.
Đã từ lâu, Huế trở thành một trung tâm văn hoá du lịch của cả nước thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Hoà chung với không khí nhộn nhịp đó, hoạt động ca Huế cũng hết sức rộn ràng. Hằng đêm, khi những ngọn đèn néon phản chiếu những ánh sáng bạc màu lấp loáng cũng là lúc những con thuyền ca Huế đang bập bềnh giữa dòng Hương...
Trước đây, tôi đã từng có dịp đi nghe ca Huế trên sông Hương và vẫn còn nhớ mãi cái cảm giác là lạ khi bước chân vào khoang thuyền, cảm giác lâng lâng khó tả như quyện vào cảm xúc của tôi. Lúc bấy giờ, dọc theo hai bờ sông Hương đoạn gần trung tâm thành phố Huế chỉ có rải rác vài con thuyền ca Huế, và trên mỗi con thuyền biểu diễn ca Huế ngoài số nhạc công và ca sĩ ra, du khách chỉ dăm người. Và khi thuyền ngược dòng, cũng là lúc bắt đầu một đêm ca Huế. Một khúc dạo đầu ngân lên thay cho lời chào du khách, trên khoang thuyền im ắng lạ thường. Rồi điệu Nam Ai cất lên với một giọng ca hoà trong tiếng đàn nghe ngọt ngào ai oán xen lẫn với nỗi buồn da diết và có cái gì đó trắc ẩn u uất. Tiếp đến là những điệu Nam Bình, Cổ Bản, Tứ Đại Cảnh... chất chứa những nỗi niềm sâu lắng. Ngoài kia, sóng vẫn vỗ nhẹ vào mạn thuyền nghe rất êm tai...

Lần này, tôi lại có dịp đi nghe ca Huế với những người bạn từ thành phố khác, nghe tiếng ca Huế đã lâu, nay muốn chứng kiến tận mắt một lần cho biết. Tôi dẫn họ đến bến Toà Khâm. Không ngờ du khách muốn nghe ca Huế đều phải đăng ký trước, mấy người bạn tôi vì không đăng ký nên phải ngồi chờ khá lâu. Không khí ở đây thật rộn ràng tấp nập với các loại người: Ca sĩ, nhạc công, bầu show, chủ thuyền, du khách. Phía dưới thì cơ man nào là thuyền rồng, thuyền đôi, thuyền đơn. Tâm lý chung của du khách khi đến Huế thường thích nghe ca Huế trên sông vì ai cũng muốn đi dạo giữa dòng Hương trong những đêm trăng thanh gió mát để tận hưởng cái hay cái đẹp của non nước Thần Kinh. Tôi cũng vậy, nhưng lần này, bước chân lên khoang thuyền ca Huế sao nghe khác lạ quá chừng. Thuyền san sát thuyền, cùng với tiếng la hét của những chủ thuyền để tránh nhau. Trên thuyền, vẫn một chương trình biểu diễn ca Huế như ngày nào nhưng sao bây giờ ngắn quá, người ta đã cắt xén thời gian biểu diễn, đưa những tiết mục ngoài chương trình vào để bù lấp cho những tiết mục khó thể hiện.
Những người bạn của tôi sau khi nghe chương trình ca Huế đều cảm thấy thất vọng. Có thể ca Huế bây giờ đang chạy theo cơ chế thị trường, và thực tế thì cũng cho thấy, một số ca sĩ ca Huế tuổi đời còn rất trẻ, giọng ca còn non nớt, đó là chưa nói đến một đội ngũ ca sĩ nghiệp dư, thấy hoạt động ca Huế trên sông có thể kiếm ăn được, đã tập tành vài ba bài hát rồi nghiễm nhiên trở thành ca sĩ ca Huế. Trên địa bàn thành phố Huế hiện nay có 4 đơn vị được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ ca Huế, song lại có rất nhiều nhóm ca sĩ và nhạc công hoạt động tự do trong lĩnh vực ca Huế ngoài sự kiểm soát của Nhà nước gây nên cảnh lộn xộn mất trật tự trên sông. Thời buổi kinh tế thị trường này, người ta chỉ biết lo chạy show khác chứ ít ai nghĩ đến ca Huế theo đúng nghĩa của nó. Phải nói rằng các ca sĩ chỉ biểu diễn ca Huế bằng khẩu ca chứ không phải bằng tâm ca nữa. Đó là một thực tế đáng buồn mà khi rời con thuyền ca Huế, bất giác tôi tự hỏi: Ca Huế đâu rồi"
Bạn thân,
Khi bạn về thăm nhà, tôi không biết rồi bộ môn ca Huế có còn chống đỡ tới ngày ấy được không. Nơi đây, tôi cảm ơn về lời cảnh báo của ông nhà báo trên kia. Vẫn biết lịch sử có sự tàn bạo của nó, nhưng khi các làn giọng ca Huế biến dạng, chắc chắn là một mảnh hồn dân tộc cũng trôi theo. Lúc đó thì ngậm ngùi cũng trễ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.