Hôm nay,  

Cơm Chay Mùa Báo Hiếu

8/19/200000:00:00(View: 6133)
Bạn,
Theo các báo quốc nội, trong mùa Vu Lan năm nay (còn gọi là mùa báo hiếu), thị trường ẩm thực chay tại Sài Gòn đã sôi động từ hơn hai tuần nay. Từ cuối tháng 7 đến nay, ngoài các quán cơm chay thường xuyên, một số nhà hàng lớn cũng đã mở tổ chức nhiều buffet chay dành cho thực khách khá giả. Nhà hàng Vân Cảnh nổi tiếng từ trước 1975, hiện thuộc cụm khách sạn Quê hương của Saigon Tourist, đã chơi trội khi tổ chức chương trình thực phẩm chay với chủ đề “Sài Gòn những món chay” kéo dài trong suốt 1 tháng từ 29 tháng 7 đến 28 tháng 8/2000 (tức 28 tháng 6 âm lịch đến 29 tháng 7 âm lịch). Điều đáng nói là giá tiền các món ăn chay tại các nhà hàng lớn đắt không kém gì các món ăn Tây, Tàu. Tại các quán cơm chay dành cho giới bình dân, giá bán từng thực đơn, cơm dĩa, cơm phần cũng cao hơn giá thực đơn mặn tại các quán cơm bụi dành cho thành phần lao động, sinh viên. Toàn cảnh về các thị trường cơm chay ở Sài Gòn trong mùa Vu Lan được báo Phụ Nữ ghi nhận như sau.

Ăn chay ngày nay không chỉ là bổn phận của những người phải ăn chay mà còn là một kiểu ăn kiêng của những người đang dư “năng lượng” hoặc với một số người khác, đơn giản chỉ là thử cho biết mùi chay và thử rồi có khi đâm ghiền.

Về các quán cơm chay truyền thống, quán ở góc đường Lê Quý Đôn-Nguyễn Đình Chiểu có lẽ nổi tiếng nhất trong giới bình dân, vì giá một phần ăn bao gồm món mặn thập cẩm, món xào và món canh chỉ có 5 ngàn đồng. Khách đến buổi sáng có bún Huế, mì Quảng, hủ tiếu chay. Trưa và chiều có đến hơn 10 món ăn nấu sẵn để chọn lựa: ăn tại chỗ hoặc mua mang về. Những món ăn tại quán này cũng na ná giống như những tiệm cơm chay lâu đời khác ở Sài Gòn: món ăn thường nấu sẵn và bày hết trong tủ, như khổ qua (cà, tím, bí) nhồi thịt, chả lụa, sườn nướng, canh bí đỏ hầm dừa, đáp ứng nhanh nhu cầu một lượng khách phải ăn cơm thường xuyên. Kén chọn hơn, khách sành ăn cơm chay còn đến Tín Nghĩa, một tiệm cơm chay nằm khiêm tốn ở số 9 Trần Hưng Đạo nhưng đã truyền lại đến 3 đời và chủ hiện tại là bà Nguyễn Thị Nhung nay đã 65 tuổi. Tín Nghĩa chỉ nấu cơm chay theo sự chọn lựa của khách, không nấu sẵn nên món ăn luôn nóng sốt. Thực đơn cơm chay quán này rất phong phú, với những món ăn nổi tiếng như canh chua, bông cải nhúng bột chiên, bánh xếp chiên, chả giò, nếu kêu cơm một phần giá một món ăn từ 7 ngàn đến 11 ngàn, còn ăn sáng hoặc nhanh kiểu cơm đĩa giá từ 6 ngàn đến 9 ngàn đồng.

Cũng chỉ nấu theo yêu cầu của khách, quán cơm chay Tib 187 Hai Bà Trưng, quận 3, mới mở cửa 4 tháng, có khung cảnh sang hơn Tín Nghĩa. Đa số món chay ở đây nấu theo kiểu Huế như cuốn điếp, bánh ướt thịt nướng, gỏi mít, canh mít, phù chúc quay, cơm sen, giá từ 4 ngàn đồng/cuốn đến 10, 15, 20 ngàn đồng phần ăn cho ba người. Đặc biệt tại đây còn có những món ăn kiểu Tây như xúp bắp, xúp hạt sen nấm với giá 10 đến 12 ngàn đồng/ 1 chén.

Bạn,
Cũng theo ghi nhận của báo Phụ Nữ, những năm trước, các món ăn chay được chế biến dưới dạng khô theo kiểu công nghiệp chỉ thấy có hàng nhập nguyên gói tại Việt Nam, nhưng năm nay đã khác. Một số gian hàng thực phẩm chay bán đầy đủ các món chay hàng ngoại cũng như hàng nội, hàng ngoại thì có những món ăn mà tên gọi rất hấp dẫn: paté gan, bò saté, tôm viên, thịt ngỗng, bò lát, gà cục; hàng nội thì có thịt chà bông, thịt ba rọi, khô bò, khô mực, bò viên... và dù thành phần chính của các thực phẩm trên chỉ là đậu hũ, mì căn, rau củ, nấm, thế nhưng trông giống hệt như thực phẩm chế biến từ động vật. Điều đáng nói là dù hàng nội hay ngoại, giá cả đều vượt quá túi tiền của dân nghèo đang phải chạy gạo từng ngày.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.