Hôm nay,  

Cơm Chay Mùa Báo Hiếu

19/08/200000:00:00(Xem: 6121)
Bạn,
Theo các báo quốc nội, trong mùa Vu Lan năm nay (còn gọi là mùa báo hiếu), thị trường ẩm thực chay tại Sài Gòn đã sôi động từ hơn hai tuần nay. Từ cuối tháng 7 đến nay, ngoài các quán cơm chay thường xuyên, một số nhà hàng lớn cũng đã mở tổ chức nhiều buffet chay dành cho thực khách khá giả. Nhà hàng Vân Cảnh nổi tiếng từ trước 1975, hiện thuộc cụm khách sạn Quê hương của Saigon Tourist, đã chơi trội khi tổ chức chương trình thực phẩm chay với chủ đề “Sài Gòn những món chay” kéo dài trong suốt 1 tháng từ 29 tháng 7 đến 28 tháng 8/2000 (tức 28 tháng 6 âm lịch đến 29 tháng 7 âm lịch). Điều đáng nói là giá tiền các món ăn chay tại các nhà hàng lớn đắt không kém gì các món ăn Tây, Tàu. Tại các quán cơm chay dành cho giới bình dân, giá bán từng thực đơn, cơm dĩa, cơm phần cũng cao hơn giá thực đơn mặn tại các quán cơm bụi dành cho thành phần lao động, sinh viên. Toàn cảnh về các thị trường cơm chay ở Sài Gòn trong mùa Vu Lan được báo Phụ Nữ ghi nhận như sau.

Ăn chay ngày nay không chỉ là bổn phận của những người phải ăn chay mà còn là một kiểu ăn kiêng của những người đang dư “năng lượng” hoặc với một số người khác, đơn giản chỉ là thử cho biết mùi chay và thử rồi có khi đâm ghiền.

Về các quán cơm chay truyền thống, quán ở góc đường Lê Quý Đôn-Nguyễn Đình Chiểu có lẽ nổi tiếng nhất trong giới bình dân, vì giá một phần ăn bao gồm món mặn thập cẩm, món xào và món canh chỉ có 5 ngàn đồng. Khách đến buổi sáng có bún Huế, mì Quảng, hủ tiếu chay. Trưa và chiều có đến hơn 10 món ăn nấu sẵn để chọn lựa: ăn tại chỗ hoặc mua mang về. Những món ăn tại quán này cũng na ná giống như những tiệm cơm chay lâu đời khác ở Sài Gòn: món ăn thường nấu sẵn và bày hết trong tủ, như khổ qua (cà, tím, bí) nhồi thịt, chả lụa, sườn nướng, canh bí đỏ hầm dừa, đáp ứng nhanh nhu cầu một lượng khách phải ăn cơm thường xuyên. Kén chọn hơn, khách sành ăn cơm chay còn đến Tín Nghĩa, một tiệm cơm chay nằm khiêm tốn ở số 9 Trần Hưng Đạo nhưng đã truyền lại đến 3 đời và chủ hiện tại là bà Nguyễn Thị Nhung nay đã 65 tuổi. Tín Nghĩa chỉ nấu cơm chay theo sự chọn lựa của khách, không nấu sẵn nên món ăn luôn nóng sốt. Thực đơn cơm chay quán này rất phong phú, với những món ăn nổi tiếng như canh chua, bông cải nhúng bột chiên, bánh xếp chiên, chả giò, nếu kêu cơm một phần giá một món ăn từ 7 ngàn đến 11 ngàn, còn ăn sáng hoặc nhanh kiểu cơm đĩa giá từ 6 ngàn đến 9 ngàn đồng.

Cũng chỉ nấu theo yêu cầu của khách, quán cơm chay Tib 187 Hai Bà Trưng, quận 3, mới mở cửa 4 tháng, có khung cảnh sang hơn Tín Nghĩa. Đa số món chay ở đây nấu theo kiểu Huế như cuốn điếp, bánh ướt thịt nướng, gỏi mít, canh mít, phù chúc quay, cơm sen, giá từ 4 ngàn đồng/cuốn đến 10, 15, 20 ngàn đồng phần ăn cho ba người. Đặc biệt tại đây còn có những món ăn kiểu Tây như xúp bắp, xúp hạt sen nấm với giá 10 đến 12 ngàn đồng/ 1 chén.

Bạn,
Cũng theo ghi nhận của báo Phụ Nữ, những năm trước, các món ăn chay được chế biến dưới dạng khô theo kiểu công nghiệp chỉ thấy có hàng nhập nguyên gói tại Việt Nam, nhưng năm nay đã khác. Một số gian hàng thực phẩm chay bán đầy đủ các món chay hàng ngoại cũng như hàng nội, hàng ngoại thì có những món ăn mà tên gọi rất hấp dẫn: paté gan, bò saté, tôm viên, thịt ngỗng, bò lát, gà cục; hàng nội thì có thịt chà bông, thịt ba rọi, khô bò, khô mực, bò viên... và dù thành phần chính của các thực phẩm trên chỉ là đậu hũ, mì căn, rau củ, nấm, thế nhưng trông giống hệt như thực phẩm chế biến từ động vật. Điều đáng nói là dù hàng nội hay ngoại, giá cả đều vượt quá túi tiền của dân nghèo đang phải chạy gạo từng ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dân mình có những tật xấu rất là kỳ dị… Thí dụ, vào siêu thị ăn thoải mái. Báo Kiến Thức kể: Mặc dù đã có biển báo "Vui lòng không ăn thử và xé lẻ chùm vải'', thế nhưng nhiều khách hàng vẫn thể hiện sự "kém sang" của mình bằng cách ăn chùa trong siêu thị.
Xăng giả, xăng giả… thế là xe phựt cháy. Bản tin VTC nêu câu hỏi: Đại gia Trịnh Sướng cùng đồng bọn bỏ 3.000 tỷ đồng mua hóa chất pha chế xăng giả thế nào?
Cấm ngư dân đánh cá ở Biển Đông? Cấm thì cứ cấm, ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi…. Dân Trí kể chuyện tỉnh Quảng Nam: Ngư dân vẫn đánh bắt cá sau lệnh cấm của Trung Quốc. Ngày 5/6, trao đổi với PV Dân trí, ông Ngô Tấn – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam – cho hay, ông vừa kí văn bản gởi đến UBND các huyện, thành phố, thị xã Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn; các Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Kỳ Hà, Cửa Đại sau thông báo tạm dừng đánh bắt cá trên biển từ phía Trung Quốc.
Dường như Hải quan Trung Quốc tăng mức độ làm khó hàng Việt Nam xuất cảng qua các cửa khẩu… Báo Pháp Luật kể: Ngày 3-6, đã có ba xe chở vải khi đến cửa khẩu Tân Thanh phải dỡ hàng xuống để cắt lại cuống…
Làng nghề cũng là một điểm hấp dẫn du khách… Thực tế, nếu không kinh doanh du lịch, nhiều làng nghề sẽ bị xóa sổ tại Việt Nam.
Du học sinh Việt Nam sang Nhật quậy quá xá… Thế là bị cấm cửa nhiều cơ sở. Báo Pháp Luật kể: Đại sự quán Nhật Bản tại Việt Nam vừa phát đi thông báo, từ ngày 1-6 đến ngày 1-12-2019, cơ quan này không chấp nhận 11 cơ sở tư vấn du học của Việt Nam đại diện nộp hồ sơ xin cấp visa.
Nơi nào cũng ô nhiễm… Từ không khí cho tới sông rạng, từ góc phố ồn ào khói xe cho tới các khu nhà nồng nặc khói thuốc… Thế là bệnh ung thư. Thời Báo Tài Chính kể: Liên hợp quốc kêu gọi đánh thuế ô nhiễm.
Khi cá Ông từ trần… lòng người cũng hoang mang. Bản tin Kênh 14 kể chuyện Phan Thiết: Ngày 29/5, các ngư dân phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận phát hiện xác một cá Ông lụy ngoài khơi, sau đó tiến hành kéo vào bờ tổ chức an táng theo phong tục địa phương.
Dùng hình ảnh từ camera để sẽ phạt nguội người phạm luật giao thông… Đó là một chiến thuật mới để giảm các vi phạm, và cũng để giảm tai nạn giao thông.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.