Hôm nay,  

Trí Thức Tìm Việc

5/11/199900:00:00(View: 12253)
Bạn,
Theo một báo cáo của Vụ chuyên nghiệp thuộc bộ Giáo dục và Đào tạo CSVN thì hơn 50% sinh viên tốt nghiệp các trường đại học kỹ thuật và chuyên nghiệp đã không tìm được việc làm đúng ngành nghề sau khi ra trường. Nguyên nhân chính là các nhà máy, các xí nghiệp chỉ cần thợ hơn là cần kỹ sư. Giám đốc một nhà máy cơ khí đã nói với phóng viên các báo trong nước rằng nhà máy của mình cần nhiều thợ giỏi nhưng vẫn chưa có đủ, trong khi đó thì kỹ sư ở nhà máy lại thừa ra, phải bố trí làm những công việc khác. Báo Sài Gòn đã ghi nhận thực trạng này qua trích đoạn sau đây:
Âu lo về việc làm sau khi ra trường có thể bắt gặp trong hầu hết các câu hỏi của sinh viên. Quang, một sinh viên ngành chế tạo xe hơi nói: “Tôi học ngành ô tô, nhưng rất lo vì biết có nhiều đàn anh ra trường không tìm được việc làm đúng chuyên môn”. Phó tiến sĩ Trương Quang Mùi, giảng viên trường Cao đẳng Kỹ nghệ dân lập, đồng thời là chánh văn phòng phụ trách nhân sự thuộc công ty ô tô Mê Kông, nói đúng là hiện tại thì không thật là yên tâm thật. Bởi 14 liên doanh sản xuất ô tô đã được cấp giấy phép đầu tư, song thị trường còn rất nhỏ hẹp, mức sống của người dân còn thấp. Còn sinh viên Thanh Hoa, thì tâm sự: Tôi đang học ngành kỹ thuật xây dựng, nhưng nghe nói ngành này đang bão hòa. Một số công trình liên doanh của Hàn Quốc, Tân Gia Ba đang xây dựng dở dang, người ta rút về nước hết vì ảnh hưởng thị trường tiền tệ châu Á. Còn ông Nguyễn Chơn Trung, phó ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp tại Sài Gòn thì lại nhắn nhủ sinh viên đối diện với một thực tế: Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến một mâu thuẫn đau xót là người lao động thừa, nhu cầu tuyển cao, nhưng khả năng đáp ứng rất hạn chế. Để có 23 ngàn lao động tại khu chế xuất, chúng tôi đã phải giới thiệu trên 40 ngàn ứng viên, một tỉ lệ rất cao. Ý ông Nguyễn Chơn Trung muốn nói đến trình độ kỹ thuật của công nhân chưa cao nên số ứng viên xin tuyển tuy đông nhưng sau khi kiểm tra tay nghề, ít có người hội đủ trình độ. Ông Trung nói thêm: Chúng tôi đang thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật trung cấp và cao đẳng kỹ thuật lành nghề.

Tại một buổi giao lưu về đề tài “sinh viên và doanh nghiệp”, anh Phú Văn Thạc, phó giám đốc một công ty nói rằng: Điều quan trọng là phải tinh thông một nghề, nhưng không quên những kiến thức văn hóa xã hội khác trước thị trường lao động ngày càng cạnh tranh gay gắt hôm nay.
Bạn,
Trong niên khóa vừa qua, trong số hàng ngàn tân kỹ sư của các trường đại học Bách khoa và Nông Lâm Sài Gòn, chỉ có khoảng 1/3 tìm được việc làm đúng ngành nghề, 2/3 còn lại thì phải làm những nghề chưa bao giờ được đào tạo. Do cuộc sống khó khăn, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học kỹ thuật, bách khoa, các trường cao đẳng, đã phải chấp nhận làm những công việc không đòi hỏi trình độ chuyên môn như: tiếp thị, khuyến mãi cho các công ty, doanh nghiệp thương mại, công nhân lao động phổ thông tại các nhà máy với mức lương của một người thợ tập sự... Họ phải đợi chờ một thời gian rất dài có khi đến hai, ba năm mới tìm được công việc đúng nghề của mình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tướng Không quân, nhưng lại tham nhũng đất... Bây giờ mới lộ. Bản tin VOA kể: Hai tướng cao cấp thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bị cơ quan giám sát của Đảng Cộng sản đề nghị xử lí kỉ luật liên quan đến việc quản lý đất được quy hoạch cho mục đích quốc phòng, giữa bối cảnh cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục gia tăng cường độ.
Hít thở khí trời độc là chết... Uống nước nhiễm độc là chết... Ăn thức ăn trộn hóa chất độc cũng chết...
Vậy là thị trường bia thay đổi... Vậy là khi tăng thuế VAT, sẽ có thêm hàng trăm ngàn dân nghèo...
Nghề nguy hiểm nhất tại Việt Nam là nghề gì? Nghề xây dựng? Nghề lái xe? Không phải... Câu trả lời đúng là: nghề dạy học.
Vậy là sẽ có xe hơi sản xuất tại Việt Nam dưới cái dù liên doanh chiến lược VinFast/GM... Hy vọng cạnh tranh với quốc tế được chăng? Để xem.
Chuyển giao công nghệ... là chuyện gian nan. Có vẻ như quốc tế không ưa bàn giao công nghệ cho Việt Nam.
Câu hỏi mưa lũ chết người, trôi nhà là do đâu? Dĩ nhiên, là do khí hậu thời hâm nóng địa cầu. Nhưng thiệt hại ngày càng dữ dội hơn, chính vì cán bộ móc nối lâm tặc phá rừng, làm cho thảm cây bảo hộ không còn dày nữa.
Mưa lũ kinh hoàng nhiều tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam... Phải chăng vì quan chức phá rừng, nên mùa mưa năm nào cũng có chuyện thiệt hại lớn?
Một nhạc sĩ được học trò Miền Nam nhớ nhiều là Hùng Lân... Trong đó, có bài Hè Về, khởi đầu là những câu nhạc rất vui, rộn ràng:
Cái gì cũng lên giá... Vậy là đáng lo ngại. Dân cả nước đều lo ngại. Báo Người Lao Động kể: Giá trứng gà, vịt tăng liên tục trong 2 tháng gần đây và đang đứng ở mức kỷ lục khi giá bán lẻ vượt ngưỡng 26.000 đồng/chục (trứng gà), 33.000 đồng/chục (trứng vịt).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.