Hôm nay,  

Quán Cơm "tù" Dọc Quốc Lộ

6/2/199900:00:00(View: 8355)
Bạn,
Theo báo trong nước, từ nhiều năm nay, hành khách đi xe đò tuyến Bắc Nam qua các tỉnh duyên hải miền Trung từ Đà Nẵng vào tới Bình Thuận hoặc lên Gia Lai luôn bị một nỗi ám ảnh kinh hoàng: tỉnh nào cũng có các quán cơm mà báo trong nước gọi là quán cơm "tù". Mỗi khi xe đò dừng lại các khu vực có quán cơm để hành khách nghỉ ngơi và ăn uống, thay vì để cho hành khách được chọn lựa quán để nghỉ chân, thì các chủ quán đã tìm cách ép buộc khách bằng cách huy động một số đàn em vây khách vào quán, sau đó dùng rào gai và bạo lực để bắt khách hàng phải ăn uống ở quán mình với giá cắt cổ. Hiện trạng này được báo Sài Gòn ghi nhận như sau:
Tại các quán cơm "tù", khách bị "chém" vô tội vạ: bún bò loãng tọet 10.000-12.000đ/tô, cơm đĩa 20.000-25.000 đồng/đĩa, một thau nước rửa mặt 3000đồng... Không những thế, chúng còn thẳng tay trấn áp, đâm chém tàn bạo những người dám lên tiếng phản đối. Quán cơm Mười Thu- chủ quán là bà Đoàn Thị Mười (53 tuổi)- ở thôn Cổ Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa, đã nhiều lần được xã nhắc nhở, phạt hành chính vì trấn áp khách hàng, nhưng vẫn chứng nào tật ấy. Mới đây, lúc 7 giờ tối, một xe khách dừng trước quán Mười Thu, bà Mười lập tức sai đàn em kéo hàng rào chốt hành khách lại. Có 3 hành khách đi sang quán bên cạnh bị 6 tên côn đồ ở quán Mười Thu kéo sang gây sự và đánh đập. Nhiều người bán hàng rong ở địa phương can ngăn, trong đó có chị Hồng, khi xe khách chạy rồi, bị bọn côn đồ quán Mười Thu gây sự, chửi bới. Anh Phương, chồng chị Hồng và anh Hiếu, cũng người thôn Cổ Mã ra can, bọn du côn quán Mười Thu đã dùng dao chém anh Phương bị thương, rồi chúng tràn sang nhà anh Hiếu đạp phá đồ đạc trong nhà. Với kiểu kinh doanh độc ác như thế, bà Đoàn Thị Mười bị rút giấy phép, đình chỉ kinh doanh vĩnh viễn và phạt tiền 200.000 đồng. Ngoài ra, gần đây, huyện Vạn Ninh mới rút giấy phép kinh doanh của quán cơm Nam Bắc (cũng ở xã Vạn Thọ), quán cơm Miền Đông (ở xã Vạn Thắng) nằm cạnh quốc lộ 1A vì những hành vi kinh doanh côn đồ như vậy.

Gần đây, quán cơm Ngọc Quý (Xuân Thiều, Hòa Khánh, Đà Nẵng) cũng có những hành vi dã man đối với khách đi đường. Chập tối hôm đó, chiếc xe khách Nghệ An trên đường vào Nam, sau khi vượt đèo Hải Vân ghé quán nghỉ cho khách ăn cơm. Chủ quán cho đàn em kéo những tấm sắt, rào quây "nhốt khách". Trong số hành khách có một thanh niên thấy giá cơm cao quá lên tiếng phản đối gay gắt, tuy vậy khi ăn xong vẫn trả tiền. Chỉ thế thôi, chủ quán Võ Đình Thuận đã sai em ruột của mình là Võ Đình Cát lấy chai bia đập mạnh vào đầu khách. Cú đập này đã làm người thanh niên gục xuống và tắt thở trên đường đi cấp cứu. Người thanh niên xấu số chết một cách oan nghiệt đó là Võ Hoàng Định, 21 tuổi, quê ở Quảng Bình. Sự vụ đang được cơ quan chức năng thụ lý. Xin nói thêm, ở khu vực Xuân Thiều, Hòa Khánh không chỉ có quán cơm độc ác Ngọc Quý mà còn một số quán khác vẫn tồn tại với cách kinh doanh... côn đồ tương tự.
Bạn,
Không chỉ có Khánh Hòa, Đà Nẵng mới có những quán cơm như thế, tại các tỉnh khác như Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Bình... cũng đã có những quán cơm "tiếp thị" khách bằng những hình thức bạo lực, và công an CSVN địa phương cũng phải chào thua!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là tăng giá xăng dầu... Vậy là tất cả hàng hóa đều sẽ tăng giá, vì tiền vận chuyển đều tăng vọt.
Vậy là cầm nhầm… không phải trộm sao? Phạt hay đưa ra tòa? Hay tha? VietnamNet kể rằng một nữ nhân viên Tân Sơn Nhất 'cầm nhầm' túi nữ trang của khách: Nhặt được túi của khách để quên, nhân viên vệ sinh sân bay Tân Sơn Nhất đem một phần nữ trang đi cầm đồ lấy 20 triệu đồng.
Rừng bị phá cũng là chuyện bình thường, trong khi nhà dân bị xua đuổi, bứng đi mới là chuyện lạ nhưng vẫn xảy ra đều đặn.
Báo Lao Động kể về nỗi băn khoăn khi cứ lấy tiền phạt ra hù dọa học trò và thầy cô... Theo PGS-TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, trong nhà trường, ngoài giáo dục về văn hoá, trí tuệ thì cần cả giáo dục về đạo đức, phẩm chất và mối quan hệ xã hội. Trong giáo dục không phải như thị trường để khi vi phạm luật trật tự trị an có thể phạt bằng tiền.
Kinh tế tăng tốc... đó là cái nhìn chung của các doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam. Nhưng vẫn có một số lĩnh vực quan ngại.
Bằng giả, bằng giả... tới một lúc, tìm người có văn bằng thật sẽ hiếm hoi. Báo SGGP kể chuyện: Dịch vụ làm bằng giả công khai hoạt động. Chưa bao giờ việc mua bằng giả lại dễ dàng đến như vậy. Không ít người đã sử dụng những tấm bằng giả này để hoàn thiện hồ sơ xin việc, chứng minh trình độ học vấn… nhằm lọt qua mắt các nhà tuyển dụng, cơ quan, tổ chức
Giáo viên đánh học trò sẽ bị phạt 30 triệu đồng? Cũng là điều để suy nghĩ... Bản tin Zing nêu câu hỏi: 'Lương giáo viên không đủ sống lấy đâu nộp phạt đến 30 triệu đồng?' PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng GD&ĐT - cho hay điều 32 quy định giáo viên xúc phạm nhân phẩm, thân thể học sinh có thể bị phạt lên đến mức cao nhất 30 triệu đồng không cần thiết và không khả thi, dù xuất phát từ ý tưởng tốt là có chế tài ngăn chặn bảo lực học đường. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra định lượng phạt nhưng không định lượng được mức độ của hình phạt ra sao và lý giải được định nghĩa “thế nào là xâm phạm”?
Có phải Việt Nam đang thiếu Giáo sư Tiến sĩ? Hay là quá dư? Có phải Việt Nam đang thiếu nhà phát minh khoa học? Hay thiếu tài năng để tranh Giải Nobel?
Hành hung phóng viên… chuyện xảy ra tại Hà Đông… Bản tin Infonet kể chuyện 2 phóng viên bị hành hung: Hội nhà báo đề nghị cơ quan Công an trả lời.
Giải Nobel, tới mùa Giải Nobel loan báo rồi. Bản tin VOA kể: Hai nhà khoa học James P. Allison, người Mỹ và Tasuku Honjo, người Nhật, ngày 1/10 được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm thông báo đoạt giải Nobel Y học năm 2018, nhờ phương pháp tiếp cận mới trong điều trị ung thư, theo Reuters. Các công trình của hai nhà khoa học trong những năm 1990 đã tìm ra “liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch”, giúp điều trị các bệnh ung thư ác tính và ung thư phổi, vốn từ trước đến nay đã rất khó điều trị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.