Hôm nay,  

Hát Cửa Đình

11/07/199900:00:00(Xem: 6747)
Bạn sẽ không bao giờ hiểu hết lòng mê say nghệ thuật của người Việt mình. Bạn đã đi nhiều nơi trên đất nước mình, đã nhìn thấy nhiều lễ hội dân gian, nhưng cơ may để tham dự tất cả những sinh hoạt văn hóa sợ là khó được. Trong các nghi thức văn hóa đầu xuân ở Miền Bắc, có một thể ca gắn liền với đời sống tâm linh dân tộc, đó là hát cửa đình. Mời bạn theo dõi trích đoạn bài nghiên cứu từ báo trong nước như sau.
Hát cửa đình - một trong ba hình thức hát ca trù - mang tính lễ nghi, phong tục và gắn liền với đời sống văn hóa làng hơn cả. Hát cửa đình thường được tổ chức vào dịp lễ hội đầu xuân tại đình làng với nội dung chính là hát tế thần, đọc phú, ngâm thơ, hát sử (kể về chiến công của các vị thần quên thân vì nước) và có kèm theo nhiều điệu múa minh họa.
Cùng với những lễ hội truyền thống lưu truyền từ xa xưa trong dân gian, như hội Lim, hội Ó, hội Viềng, hội Đăm, hội Gióng, hội Lệ Mật... sinh hoạt văn hóa làng xã còn ẩn chứa những sắc thái độc đáo mà dân gian còn ghi lại, trong đó có tục lệ hát ca trù.
Không phải ở địa phương nào cũng có phường hát ca trù, mà ca trù cũng như nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian khác như hát giặm, hát quan họ, hát xoan, hát dô... chỉ xuất hiện ở từng vùng nhất định, như ca trù ở Lỗ Khê, nay thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Trong tục lệ hội làng hằng năm, ca trù giữ một vai trò khá quan trọng.
Cho đến cuối thế kỷ thứ 19, ca trù vẫn còn nguyên vẹn cả ba loại hình trình diễn. Đó là: Trình diễn hát cung đình, hát cửa đình, và ca quán.
Trong ba loại hình trình diễn này, hát cửa đình, một loại hình trình diễn mang tính lễ nghi - phong tục, gắn liền với đời sống văn hóa làng xã hơn cả.
Hát cửa đình ở nông thôn Việt Nam xưa thường được tổ chức trong dịp lễ hội đầu xuân ở ngay tại đình làng. Đào kép ở phường hát đều là những người gắn bó với ruộng đồng, sống chủ yếu bằng nghề cày cấy. Chỉ đến khi mùa xuân tới, vụ gặt mùa đã xong, còn vụ chiêm thì chưa tới. Đây là thời kỳ rảnh rỗi, họ tập hợp nhau lại thành phường để đi hát. Ở những thôn làng có hội xuân, họ thường phải khoán trước với các phường hát, hễ cứ đúng dịp lễ thì họ đem đàn, đem phách tới hát.

Phường hát được hình thành trong dân gian, mang tính chất cộng đồng rõ rệt. Song phường hát lại có một lề lối sinh hoạt khá chặt chẽ, buộc những người trong phường hát phải tuân theo, dưới sự chỉ đạo của một người cao tuổi, có uy tín, am hiểu nghề hơn cả. Đó là người quản giáo. Người quản giáo có nhiệm vụ đôn đốc các thành viên trong phường hát, khi rỗi rãi thì luyện tay đàn, tay phách sao cho “ngọt”. Học đàn, học hát rồi lại còn phải học cả múa nữa. Người nghệ nhân ca trù xưa bước vào nghề với một sự tự giác cao như thế, nó đã cắt nghĩa vì sao đã có những nghệ sĩ nổi danh một thời như bà Quách Thị Hồ, một giọng ca lấp lánh với một tay phách rất luyện, mà cùng thời với bà, ít có ai sánh kịp.
Hát cửa đình là một lối hát và trình diễn của ca trù khá quy mô. Thông thường thì phường hát phải phục dịch từ khi cuộc tế thần Thành Hoàng làng bắt đầu. Trong cuộc tế, ả đào vừa phải hát, lại vừa phải múa theo các tiết mục hành lễ do người chủ tế quy định. ở phần này, phường hát thường phải trình bày một tổ hợp những bài hát, múa bao gồm chín khúc, thường được gọi là cửu khúc. Cửu khúc được bắt đầu bằng khúc hát nguyên hòa, tức là khúc hát dâng rượu cúng thần... Cho đến khúc ung hòa là khúc hát thứ chín, tức là lúc cuộc tế lễ đã xong. Lúc này là phần hát chúc và đốt văn tế. Những ả đào lại phải chạy quanh người cầm văn tế đang cháy và múa theo kiểu múa trang trí cho đến khi văn tế đã cháy hết thì phần trình diễn cửu khúc mới xem như chấm dứt.
Vào khoảng chín, mười giờ đêm, khúc hát cửa đình mới chính thức được bắt đầu, trong cảnh đèn nến sáng trưng, khói hương nghi ngút. Chầu hát thường được bắt đầu bằng khúc giáo trống, dâng hương, rồi chuyển sang phần chính của chầu hát, trong đó chủ yếu là hát giai, đọc phú, ngâm thơ và có trình diễn một số tiết mục múa như múa bỏ bộ, múa bài bông....
Hát cửa đình mang tính chất của một khúc hát thờ. Bởi vậy, nó vẫn phải giữ được tính chất trang nghiêm, bên cạnh những nét hay, nét đẹp của ca trù để người xem thưởng thức. Những bài hát được trình diễn ở đây, đặc biệt là phần hát sử, kể lại chiến công của các vị thần trong chiến trận đã quên thân vì nước, cho nên được dân làng ngưỡng mộ, tôn thờ như một vị thánh. Đó là thần Thành Hoàng làng, được thờ cúng ở đình làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.