Hôm nay,  

Giãn Dân Ra Ngoại Thành

08/12/199900:00:00(Xem: 6592)
Bạn,
Từ năm 1997, Sài Gòn đã cho tiến hành kế hoạch “giãn dân” từ các quận nội thành ra các huyện ngoại thành và một số quận vùng ven. Cùng với kế hoạch này, Ủy ban “nhân dân” CSVN Sài Gòn đã cho thành lập thêm 5 quận mới tách từ 3 huyện ngoại thành, riêng huyện Thủ Đức được chia thành 3 quận: quận 2, quận 12 và quận Thủ Đức, các xã thuộc các quận mới lập được đổi thành phường. Theo giải thích của ủy ban điều hành chương trình “giãn dân” thì các quận mới sẽ tiếp nhận một số đông dân đang “bám trụ” ở các khu lao động nội thành chuyển ra các khu vực được quy hoạch. Thế nhưng, đến nay, kế hoạch “giãn dân” vẫn không thực hiện đúng theo tiến trình mà chính quyền CSVN Sài Gòn đã hoạch địch, đại đa số cư dân lao động trong nội thành không muốn ngoại thành. Trình bày về tình trạng này, báo Phụ Nữ ghi nhận như sau:

Tiếp xúc với phóng viên, bà Thái Thị Hạnh, phó chủ tịch UBND quận 2 khẳng định rằng do “điện, nước, đường, trường học...đều thiếu, đó là khó khăn cơ bản, ngăn cản ý muốn dời ra quận ven sinh sống của người dân ngoại thành. Bà Hạnh cho biết ngay như quận 2 được coi là quận nằm sát trung tâm thành phố nhất, nhưng với diện tích hơn 5 ngàn ha, cả quận chỉ có 3 trục đường chính: Lương Định Của, Trần Não, liên tỉnh lộ 25 có tráng nhựa, còn lại hầu như là con đường đất đỏ gập ghềnh. Sau đó 2 năm thành lập, dù hết sức cố gắng nhưng quận cũng chỉ cùng với dân “nhựa hóa” chưa đầy 10 km đường. Về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, thì cả 11 phường trong quận 2 cũng chỉ có 5 trạm xá, đa số là kế thừa từ huyện Thủ Đức cũ, nên điều kiện rất hạn chế. Ở quận 12 đến bây giờ vẫn chưa có trung tâm Y tế quận, thậm chí nhiều trạm y tế phường vẫn còn phải sử dụng chung với phòng khám khu vực đã xuống cấp. Trong các nhu cầu thiết yếu, nhu cầu nước sạch sử dụng là quan trọng hơn cả, nhưng đó lại là bài toán khó nhất đối với các quận ven hiện nay. Theo thống kê của quận 12, do một bộ phận người dân còn phải sử dụng nước sông rạch đã ô nhiễm nặng để ăn, uống nên dân cư trong quận thường phải mắc bệnh đường ruột. Toàn quận 12 chỉ có một trường phổ thông cơ sở có hệ thống xử lý nước sạch đúng tiêu chuẩn, còn lại đều sử dụng nước giếng đun sôi, để nguội không qua lắng lọc. Tại quận 2, bà Hạnh cho biết từ khi thành lập đến nay, quận 2 chưa hề được đầu tư một mét đường ống cung cấp nước sạch nào. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu vẫn là nước giếng hoặc thông qua việc gánh đổi từng đôi với giá cao gấp 5-7 lần giá quy định. Ở quận 7, ngay trong khu dân cư mới thành lập Tân Mỹ ở Phường Tân Phú, nguồn nước sinh hoạt của người dân ở đây cũng phụ thuộc vào những bồn chứa nước được Công ty cấp nước cho xe rót xuống hàng ngày. Người dân cứ thế mà đến gánh, chở, chia lại cho nhau sử dụng theo giá 6 ngàn đến 7 ngàn đồng/mét khối. Thỉnh thoảng lại còn trục trặc: công ty cung cấp thiếu nước, người dân dùng kèm nước mưa, gánh thêm nước sông hoặc đổi thêm nước sạch từ những xe bán nước với giá hơn 10 ngàn đồng/mét khối nước. Bà Nguyễn Thị Nuôi, gần 60 tuổi ở lô G phường Tân Phú cho biết, ngày nào bà cũng phải còng lưng gánh từng đôi nước từ bồn chứa cách nhà hàng trăm mét về nhà nhưng có lúc đông phải ngồi chờ xếp hàng mãi mới đến lượt.

Bạn,
Ngoài tình trạng thiếu nước, các phường ở các quận vùng ven còn thiếu trường mẫu giáo và tiểu học bán trú. Ở đây, việc đưa con đi học xa 5-7km là chuyện thường. Đó là chưa kể đến việc thiếu điện sinh hoạt, điện thắp sáng ở khu vực công cộng, đếm nay, chuyện chưa có điện thắp sáng ở các quận vùng ven là chuyện thường ngày. Chính từ những tình trạng nêu trên, mà chương trình “giãn dân” ra ngoại thành khó mà “khả thi”!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.