Bộ Trưởng Ngoại Thương CSVN Vũ Khoan đã lên đường đi Washington hôm Chủ Nhật để nói chuyện với Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ Charlene Barshefsky giữa các hy vọng rằng 2 nước cựu thù sẽ ký xong bản thương ước chờ gần cả năm nay.
Khoan rời Hà Nội lúc 7:50 giờ tối giờ địa phương, theo các viên chức phi trường nói. Khoan không nói gì khi ra đi, nhưng cuộc phỏng vấn chính thức phổ biến bởi Bộ Ngoại Giao CSVN cho thấy ông tự tin là có thể hoàn tất thương ước.
Việt-Mỹ sẽ tiếp tục thương thuyết về mậu dịch từ Thứ Hai, giữa sự lạc quan dè dặt của cả 2 chính phủ rằng thương ước lần này có teh xong.
Lê Đăng Doanh, giám đốc Viện Quản Trị Kinh Tế Trung Ương, một cơ chế nghiên cứu chiến lược của nah nước, và là 1 cố vấn của Thủ Tướng CSVN Phan Văn Khải, nói với Reuters.
Doanh nói rằng ông biết Vũ Khoan đã được trao toàn quyền ký thương ước với Barshefsky nếu các cuộc nói chuyện, dự kiến khởi đầu từ cấp bàn về thực hiện vào Thứ Hai, tiến hành tốt đẹp.
Cả 2 phe từ chối tiết lộ chi tiết các điểm mặc cả, mặc dù người ta tin là CSVN chống lại một điều khoản đòi mỗi năm tái thương thuyết về quy chế Quan Hệ Mậu Dịch Bình Thường (NTR), trước kia tên cũ là tối huệ quốc (MFN). Mỹ đã nói minh bạch là không muốn “thương thuyết,” mà chỉ sẽ “làm sáng tỏ” các điểm của thương ước. Một nhà quan sát ngoại quốc nói là Washington sẵn sàng họp về các vấn đề không bàn trong bản thương ước sơ khởi.
Tin này nói, Barshefsky còn hứa rằng Mỹ sẽ hỗ trợ cho VN vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO.
Được hỏi về kết quả các buổi họp sắp tới, nguồn tin này nói, “Nếu tôi phải đặt tiền đánh cá, tôi sẽ nói là thương ước sẽ xong, nhưng nó sẽ rối rắm nhiều - cả 2 phe đều có khuynh hướng đồng ý, nhưng rồi họ sẽ không hài lòng về kết qủa.
Carl Thayer, một chuyên gia về VN của Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Á Châu Thái Bình Dương ở Hawaii, nói là Hà Nội bị áp lực hoàn tất thương ước vì ảnh hưởng [sắp] đổi chính phủ mới ở Washington và vì thương ước mới ký giữa Mỹ-Hoa.
“Tuyệt đối không còn chỗ cho trì trệ của VN,” ông nói, thêm rằng nếu thương ước bị hoãn thì có nghĩa là thương ước phgải tái thương thuyết lại từ đầu.
“Banh đang bên sân VN. Họ đi sua Trung Quốc và tôi nghĩ đó là động cơ thúc đẩy họ. Họ sợ là nếu Trung Quốc chiếm 1 chỗ lớn trên thị trường Mỹ, điều này sẽ đẩy VN ra.”
Nhưng các doanh gia ngoại quốc tại VN vẫn bi quan, không chỉ các thành viên Phòng Thương Mãi Hoa Kỳ (AMCHAM).
“Tôi nghĩ là đa số các thành viên chúng tôi có lẽ không lạc quan chuyện thương ước được ký,” theo Chad Bolick, giám đốc điều hành AMCHAM từ Hà Nội.
“VN làm như dòm chừng Trung Quốc, nhưng một cách tổng quát là họ xem chừng Hoa Lục để xem có gì xảy ra vài năm tới không, và rồi họ sẽ hành động để xem họ có thể cải tiến được không.”