Hôm nay,  

Giãn Dân Ra Ngoại Thành

08/12/199900:00:00(Xem: 6571)
Bạn,
Từ năm 1997, Sài Gòn đã cho tiến hành kế hoạch “giãn dân” từ các quận nội thành ra các huyện ngoại thành và một số quận vùng ven. Cùng với kế hoạch này, Ủy ban “nhân dân” CSVN Sài Gòn đã cho thành lập thêm 5 quận mới tách từ 3 huyện ngoại thành, riêng huyện Thủ Đức được chia thành 3 quận: quận 2, quận 12 và quận Thủ Đức, các xã thuộc các quận mới lập được đổi thành phường. Theo giải thích của ủy ban điều hành chương trình “giãn dân” thì các quận mới sẽ tiếp nhận một số đông dân đang “bám trụ” ở các khu lao động nội thành chuyển ra các khu vực được quy hoạch. Thế nhưng, đến nay, kế hoạch “giãn dân” vẫn không thực hiện đúng theo tiến trình mà chính quyền CSVN Sài Gòn đã hoạch địch, đại đa số cư dân lao động trong nội thành không muốn ngoại thành. Trình bày về tình trạng này, báo Phụ Nữ ghi nhận như sau:

Tiếp xúc với phóng viên, bà Thái Thị Hạnh, phó chủ tịch UBND quận 2 khẳng định rằng do “điện, nước, đường, trường học...đều thiếu, đó là khó khăn cơ bản, ngăn cản ý muốn dời ra quận ven sinh sống của người dân ngoại thành. Bà Hạnh cho biết ngay như quận 2 được coi là quận nằm sát trung tâm thành phố nhất, nhưng với diện tích hơn 5 ngàn ha, cả quận chỉ có 3 trục đường chính: Lương Định Của, Trần Não, liên tỉnh lộ 25 có tráng nhựa, còn lại hầu như là con đường đất đỏ gập ghềnh. Sau đó 2 năm thành lập, dù hết sức cố gắng nhưng quận cũng chỉ cùng với dân “nhựa hóa” chưa đầy 10 km đường. Về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, thì cả 11 phường trong quận 2 cũng chỉ có 5 trạm xá, đa số là kế thừa từ huyện Thủ Đức cũ, nên điều kiện rất hạn chế. Ở quận 12 đến bây giờ vẫn chưa có trung tâm Y tế quận, thậm chí nhiều trạm y tế phường vẫn còn phải sử dụng chung với phòng khám khu vực đã xuống cấp. Trong các nhu cầu thiết yếu, nhu cầu nước sạch sử dụng là quan trọng hơn cả, nhưng đó lại là bài toán khó nhất đối với các quận ven hiện nay. Theo thống kê của quận 12, do một bộ phận người dân còn phải sử dụng nước sông rạch đã ô nhiễm nặng để ăn, uống nên dân cư trong quận thường phải mắc bệnh đường ruột. Toàn quận 12 chỉ có một trường phổ thông cơ sở có hệ thống xử lý nước sạch đúng tiêu chuẩn, còn lại đều sử dụng nước giếng đun sôi, để nguội không qua lắng lọc. Tại quận 2, bà Hạnh cho biết từ khi thành lập đến nay, quận 2 chưa hề được đầu tư một mét đường ống cung cấp nước sạch nào. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu vẫn là nước giếng hoặc thông qua việc gánh đổi từng đôi với giá cao gấp 5-7 lần giá quy định. Ở quận 7, ngay trong khu dân cư mới thành lập Tân Mỹ ở Phường Tân Phú, nguồn nước sinh hoạt của người dân ở đây cũng phụ thuộc vào những bồn chứa nước được Công ty cấp nước cho xe rót xuống hàng ngày. Người dân cứ thế mà đến gánh, chở, chia lại cho nhau sử dụng theo giá 6 ngàn đến 7 ngàn đồng/mét khối. Thỉnh thoảng lại còn trục trặc: công ty cung cấp thiếu nước, người dân dùng kèm nước mưa, gánh thêm nước sông hoặc đổi thêm nước sạch từ những xe bán nước với giá hơn 10 ngàn đồng/mét khối nước. Bà Nguyễn Thị Nuôi, gần 60 tuổi ở lô G phường Tân Phú cho biết, ngày nào bà cũng phải còng lưng gánh từng đôi nước từ bồn chứa cách nhà hàng trăm mét về nhà nhưng có lúc đông phải ngồi chờ xếp hàng mãi mới đến lượt.

Bạn,
Ngoài tình trạng thiếu nước, các phường ở các quận vùng ven còn thiếu trường mẫu giáo và tiểu học bán trú. Ở đây, việc đưa con đi học xa 5-7km là chuyện thường. Đó là chưa kể đến việc thiếu điện sinh hoạt, điện thắp sáng ở khu vực công cộng, đếm nay, chuyện chưa có điện thắp sáng ở các quận vùng ven là chuyện thường ngày. Chính từ những tình trạng nêu trên, mà chương trình “giãn dân” ra ngoại thành khó mà “khả thi”!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.