Hôm nay,  

Phong Trào Viết Chữ Kiểu

10/30/200100:00:00(View: 7190)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, thời gian gần đây, có một bộ môn nghệ thuật đang phát triển tràn lan tại Sài Gòn. Đó là môn thư pháp ra đời trên dạng chữ tượng hình và được truyền thừa bởi những người chuyên tâm với chữ. Tại VN, ngày nay có nghệ thuật viết chữ Việt bằng bút lông mực tàu, cũng được gọi là thư pháp. Thư pháp có một nghĩa có thể được hiểu là vẽ tranh bằng chữ. Chữ Hán vốn ở dạng tượng hình, do đó người viết chữ có thể dùng ngòi bút của mình thể hiện chữ dưới nhiều dạng như tranh, thuật ngữ thư họa xuất phát từ nghĩa này. Gần đây thư pháp được hiểu là cách viết chữ và cả viết chữ kiểu và phong trào viết thư pháp tại Sài Gòn phát triển rầm rộ đến mức loạn như ghi nhận dưới đây của báo TT.

Nói về thư pháp, từ chỗ có một vài tay viết chữ từ trước, đến giờ đâu đâu cũng thấy các câu lạc bộ thư pháp. Người ta bày tỏ sự yêu thích thư pháp của mình bằng cách lập hẳn một câu lạc bộ và hướng dẫn người khác viết thư pháp. Người xưa quan niệm thư pháp là kết quả của quá trình rèn luyện nghiêm túc trên giấy mực. Với chữ Hán, bao giờ người tập viết cũng bắt đầu từ lúc nhỏ tuổi, với thế chữ chân, lớn dần lên mới tập đến chữ hành, chữ thảo. Công việc ấy không phải ngày một ngày hai mà thành, có người bỏ hàng năm trời để luyện các nét cơ bản. Bây giờ những người viết thư pháp hiện đại không quan tâm tới chuyện ấy. Cứ dùng bút lông, mực tàu viết được chữ là ra thư pháp. Sở dĩ người xưa dùng bút lông viết chữ là vì ngọn bút lông thể hiện được tâm lực của từng người. Cùng một chữ, một loại bút nhưng người già viết khác, người trẻ viết khác, người hiền và người dữ viết sẽ không giống nhau. Học chữ thầy thường hay nhắc đến tâm tại đầu bút là ý đó. Hiện nay, người ta không quan tâm đến nghệ thuật sử dụng cây bút lông nên viết chữ không cần thao tác cơ bản; chữ Việt lại là chữ ký âm nên viết bằng bút lông làm sao thể hiện được hình ảnh " Sự nhanh mạnh, nét khoan thai, lực chữ sung mãn hay dáng điệu gân guốc cũng hiếm thấy ở những tay mới viết chữ hiện nay.

Hiện nay các lớp hướng dẫn viết thư pháp thu hút rất nhiều người tham dự. Dó cũng là một thú vui tao nhã, mang nét văn hóa Á Đông. Ấy thế nhưng phải nghiêm cẩn với nghệ thuật. Quảng bá kiến thức là cần thiết nhưng quảng bá nghệ thuật cần phải có thời gian và quan trọng hơn, phải có con người nghệ thuật. Trong điều kiện hiện nay, một lớp trẻ lớn lên sẽ hiểu thư pháp chỉ là viết chữ bằng bút lông với mực tàu, bất kể viết như thế nào. Có người còn viết sách để hướng dẫn tập thư pháp. Điều bất ngờ nhất trong cuốn sách nhỏ bé ấy tác giả không hề hướng dẫn cách cầm bút, sử dụng bút với từng loại chữ, các thao tác cơ bản như một quy trình học tập nghiêm túc và quy củ. Ngược lại, cuốn sách ấy được xem như một cuốn sổ tay, trong đó hướng dẫn một số mẫu chữ do tác giả tự viết. Dạy nghệ thuật sẽ không có người thầy nào vẽ một tập tranh rồi đưa cho học trò vẽ như vậy cả. Còn nếu luyện thư pháp là một cách dưỡng tâm tu tập như hiện nay có một số người viết vung vít lên nhiều chất liệu thì đó là sự công phu của mỗi người.

Bạn,
Báo TT ghi nhận rằng người xưa tập viết, ngộ ra điều gì thì viết điều ấy. Còn ngày nay các tay thư pháp cứ viện dẫn những câu của người xưa mà viết lại. Không kể các câu lạc bộ thư pháp tại các quận huyện, người ta còn hướng dẫn viết thư pháp trong các quán cà phê, đúng là loạn thư pháp !

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ô nhiễm môi trường là nan đề... Có vẻ như Việt Nam không đặt làm ưu tiên... Báo Tài Nguyễn & Môi Trường kể chuyện Quảng Ngãi bó tay: Rác tràn lan Quốc lộ 1A, tỉnh Quảng Ngãi bí phương án xử lý.
Học nghề dĩ nhiên là dễ tìm việc hơn học chữ... Bao giờ cũng thế. Báo Dân Sinh kể chuyện Đà Nẵng: Trên 70% học sinh, sinh viên học nghề ra trường có việc làm.... Một bản báo cáo ghi rằng trong đó, một số nghề về dịch vụ du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí, công nghệ ô tô, tỉ lệ có việc làm đạt 90 – 100%. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động được đào tạo nghề chỉ chiếm 10% - 12% trong tổng tỉ lệ thất nghiệp của thành phố.
Phim nào là phim cấm trẻ em dưới 13 tuổi? Có chàng và nàng nắm tay? Hôn trán hay hôn môi? Hay nữ diễn viên hở hang 50%, hay 80%? Báo Thanh Niên kể rằng một phim bị dán nhãn C13 làm các nhà sản xuất phiền lòng.
Vậy là vào chung kết Giải Túc Cầu AFF... Bản tin TTXVN kể rằng: Sau chiến thắng 2-1 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Phillipines trên sân Mỹ Đình, hàng vạn người hâm mộ TP SG đã "tràn" xuống đường hò reo, hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vô địch", "Việt Nam chiến thắng"...
Câu chuyện chỉ xảy ra tại thiên đường xã hội chủ nghĩa VN: Cầu vừa đổ bê tông đã sập.
Có phải quan chức VN ưa ném tiền ra cửa sổ? Hay phải chăng, nơi cửa sổ có người thân cán bộ đưa tay chụp tiền…
Lương thấp, tìm việc khó được nhận, khi công ty co cụm là bị cắt sớm… Đó là thân phận nữ công nhân.
Thế là cả nước gian nan với ô nhiễm môi trường. Thủ đô Hà Nội ô nhiễm, miền quê Nam bộ cũng ô nhiễm, miền núi cao Sơn La cũng ô nhiễm, cho tới Đà Nẵng ven biển góc trời cũng ô nhiễm…
Tuyệt vời là cụ Nguyễn Công Trứ. Hy hữu là cụ. Văn hay, chữ tốt, nghịch phá cũng là cụ. Báo Tổ Quốc hôm 29/11/2018 kể rằng sắp tới sẽ có: Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 240 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ.
Khi phá núi, lại làm hại dân… Đó là trường hợp Hải Phòng. Báo Gia Đình VN kể: Người dân đội 7, xã Liên Khê, (Thủy Nguyên, Hải Phòng) liên tục phản kháng mạnh mẽ trước hoạt động “xẻ thịt” núi hang Bờ Hồ để khai thác đá của Công ty Nguyên Hà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.