Hôm nay,  

Cơm Nắm Của Dân Nghèo

2/16/200600:00:00(View: 6059)
Bạn,

Theo báo Tuổi Trẻ, tại tỉnh Hưng Yên thuộc miền Bắc VN có một xã mà cư dân nghèo đã kiếm sống bằng nghề nấu cơm nắm. Xã này hiện thu hút 3 ngàn - 5 ngàn lao động thường xuyên, chính yếu là gia đình nghèo, vừa nắm cơm vừa đi bán. Giờ đây những nắm cơm muối vừng của xã này đã có mặt khắp nơi ở Hà Nội, khách mua chính yếu là công nhân viên chức, học sinh, sinh viên nghèo. Báo TT ghi nhận về công việc mưu sinh của những người nấu cơm nắm tại làng xã này qua đoạn ký sự như sau.

Mới 0 giờ của ngày cuối đông nhưng làng Ngọc, làng Cầu của xã Lạc Đạo (Hưng Yên) đã bắt đầu nổi lửa sáng đèn. Vợ chồng anh Biên - chị Lịch cũng đón bình minh vào lúc này.

Biên khơi lại bếp than ủ hồi chiều, đặt lên chiếc nồi gang đong đủ 9 ca nước. Lên nhà, anh pha một chậu nước vừa đủ ấm, kê bên chiếc bàn mặt tôn có đôi ghế thấp và 2 chiếc khăn vải xô trắng. Anh bày thêm chồng rổ sảo cùng 3 chiếc khuôn gỗ vuông để kê chúng. Dụng cụ của nghề nắm cơm chỉ có vậy. Lịch vo gạo xào xạo trong chậu nước lạnh buốt. Đặt xong rá gạo thứ năm lên kệ thì Lịch đổ rá thứ nhất vào nồi nước đang sôi trào trên bếp lửa hồng.

Và đến rá thứ chín chị nhấc nồi cơm vừa cạn xuống vùng than trấu bên cạnh và rút rơm rạ chất lên vung, châm lửa đốt chừng 5 phút thì nồi cơm đủ cho một đội bóng ăn đã được vùi trong đống tro âm ỉ lửa. 15 phút sau, nồi thứ nhất vừa chín thì nồi thứ hai cạn nước và nồi thứ ba lên bếp. Bưng lên nhà, mở nồi cơm, Lịch xới đều, thoăn thoắt như cỗ máy. Họ liên tục xúc từng muôi cơm thơm dẻo hôi hổi nóng đổ vào mảnh khăn trắng.

Rất nhanh, họ gói gọn, vừa ấn vừa day tròn nắm cơm xuống bàn. Cứ khoảng 1 phút lại mở khăn, xếp ra sảo tre một nắm cơm tròn dẹt, trắng, thơm và ngút khói... Họ cứ lặng lẽ, đều đặn và chuẩn xác như thế cho đến khi tiếng xe của khách hàng vọng vào cửa. Lịch ra phản, gói từng nắm cơm vào những tờ giấy cắt nhỏ, bỏ vào túi nilông kèm theo những gói muối vừng. Nắm to 700 đồng, nhỏ thì 500 đồng. Đến 6 giờ sáng khi sương khuya dần tan dưới ánh mặt trời, người khách cuối cùng rời khỏi nhà thì vợ chồng Lịch cũng hoàn thành nắm cơm thứ 1 ngàn, nấu hết 50 kg gạo thành 12 nồi cơm.Kỹ thuật đơn giản như chính người theo đuổi nó: nồi cơm từ sôi đến cạn thì 3 lần ghế (đảo) để cơm chín đều nhưng không tiết nhiều nhựa. Bấm cữ thời gian, điều chỉnh lửa để cơm chín nhừ. Nắm tròn đều là được

Bạn,

Báo TT dẫn lời một cư dân cao niên mà dân địa phương gọi là cụ Đảo, một trong những người nấu cơm nắm nhiều và lâu nhất vùng - nói: "Quê tôi có ga xe lửa Lạc Đạo ngày ba bốn lần dừng đón trả khách. Tôi nghĩ đi tàu xe như thế thì chỉ muốn có nắm cơm chấm muối vừng là chắc dạ, ngon miệng, rẻ tiền lại đỡ nhớ nhà. Về nhà tôi nắm mấy nắm cơm như những buổi làm đồng rồi xách ra ga bán. Bán được, từ đấy bảo nhau làm, lâu rồi thành nghề. Mấy chục năm qua đi, cơm nắm muối vừng nên nghề kiếm cơm cho dân xã Lạc Đạo."

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ô nhiễm môi trường là nan đề... Có vẻ như Việt Nam không đặt làm ưu tiên... Báo Tài Nguyễn & Môi Trường kể chuyện Quảng Ngãi bó tay: Rác tràn lan Quốc lộ 1A, tỉnh Quảng Ngãi bí phương án xử lý.
Học nghề dĩ nhiên là dễ tìm việc hơn học chữ... Bao giờ cũng thế. Báo Dân Sinh kể chuyện Đà Nẵng: Trên 70% học sinh, sinh viên học nghề ra trường có việc làm.... Một bản báo cáo ghi rằng trong đó, một số nghề về dịch vụ du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí, công nghệ ô tô, tỉ lệ có việc làm đạt 90 – 100%. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động được đào tạo nghề chỉ chiếm 10% - 12% trong tổng tỉ lệ thất nghiệp của thành phố.
Phim nào là phim cấm trẻ em dưới 13 tuổi? Có chàng và nàng nắm tay? Hôn trán hay hôn môi? Hay nữ diễn viên hở hang 50%, hay 80%? Báo Thanh Niên kể rằng một phim bị dán nhãn C13 làm các nhà sản xuất phiền lòng.
Vậy là vào chung kết Giải Túc Cầu AFF... Bản tin TTXVN kể rằng: Sau chiến thắng 2-1 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Phillipines trên sân Mỹ Đình, hàng vạn người hâm mộ TP SG đã "tràn" xuống đường hò reo, hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vô địch", "Việt Nam chiến thắng"...
Câu chuyện chỉ xảy ra tại thiên đường xã hội chủ nghĩa VN: Cầu vừa đổ bê tông đã sập.
Có phải quan chức VN ưa ném tiền ra cửa sổ? Hay phải chăng, nơi cửa sổ có người thân cán bộ đưa tay chụp tiền…
Lương thấp, tìm việc khó được nhận, khi công ty co cụm là bị cắt sớm… Đó là thân phận nữ công nhân.
Thế là cả nước gian nan với ô nhiễm môi trường. Thủ đô Hà Nội ô nhiễm, miền quê Nam bộ cũng ô nhiễm, miền núi cao Sơn La cũng ô nhiễm, cho tới Đà Nẵng ven biển góc trời cũng ô nhiễm…
Tuyệt vời là cụ Nguyễn Công Trứ. Hy hữu là cụ. Văn hay, chữ tốt, nghịch phá cũng là cụ. Báo Tổ Quốc hôm 29/11/2018 kể rằng sắp tới sẽ có: Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 240 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ.
Khi phá núi, lại làm hại dân… Đó là trường hợp Hải Phòng. Báo Gia Đình VN kể: Người dân đội 7, xã Liên Khê, (Thủy Nguyên, Hải Phòng) liên tục phản kháng mạnh mẽ trước hoạt động “xẻ thịt” núi hang Bờ Hồ để khai thác đá của Công ty Nguyên Hà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.