Hôm nay,  

Xóm Cổ Nhạc Ơû Huế

12/02/200100:00:00(Xem: 4690)

Bạn,
Theo tài liệu báo Thanh Niên, khoảng 100 năm về trước, có một xóm nghèo ở một vùng đất trũng ở Huế là một cái nôi của những người chơi đàn cổ xứ Huế. Người ta kể rằng, thuở ấy các nghệ sĩ chơi đàn từ khắp mọi nơi ở cố đô đã hội tụ về đây lập nên cái xóm nhỏ và tiếng đàn, tiếng trống, tiếng kèn của họ réo rắt suốt ngày đem. Báo Thanh Niên đã về viết lịch sử của xóm cổ nhạc này như sau.
Cái nôi văn hóa truyền thống được truyền tụng này ngày xưa nằm ở một bãi đất hoang bên Vụng Thủy, một hồ nước rộng và sâu sau làng Thế Lại, bên dòng sông đào Đông Ba, nay thuộc tổ 7, khu vực 5, một vùng ngập lụt hàng năm của phường Phú Hiệp. Hồi ấy, nối Vụng Thủy với sông Đông Ba có một con lạch thuyền nho nhỏ có thể vào ra nằm cạnh Bến Đình, trước cổng đình làng Thế Lại. Dưới triều Nguyễn, có một đội thủy binh thuộc lực lượng thủy binh ở cảng Thanh Hà thường tới trấn đóng tại Vụng Thủy để bảo vệ vùng phía Đông Bắc kinh thành Huế. Nay Vụng Thủy chỉ còn mấy khoảnh ao hồ lau lách, còn con lạch đã bị lấp, trở thành con đường nhỏ vào xóm.
Theo trí nhớ của một số nghệ nhân cao tuổi trong giới âm nhạc truyền thống Huế, tên khai sinh của vùng đất này rất thi vị và gắn liền với lịch sử của nó: Lạc Hộ, hay Nhạc Hộ hay Nhạc Hội, tất cả đều có chung nghĩa là vùng đất của những gia đình âm nhạc. Nhưng có người giải thích từ Lạc Hộ theo nghĩa những gia đình lưu lạc vì toàn bộ xóm đều là dân ngụ cư, phiêu tán từ khắp nơi. Riêng người dân trong khu vực đến nay vẫn quen gọi Lạc Hội bằng cái tên dân dã: Xóm Đánh Thổi hoặc xóm Ọ-I-È.

Cụ Trương Đới, một bô lão mà gia đình sinh cơ lập nghiệp nhiều đời tại Lạc Hộ, kể: Theo lời ông nội cụ và những bậc cao tuổi thời ấy, những cư dân đầu tiên của Lạc Hộ là những thầy đàn theo ngài khai canh về đây lập nghiệp; họ kéo đàn, đánh trống, thổi kèn ọ-i-è vang động cả một vùng. Thời ấy, vào những dịp lễ hội, không chỉ có các thầy đàn trong xóm mà còn cả các thầy đàn từ khắp nơi về quây quần quanh gốc cây đa bên cạnh miếu cổ, đàn của họ treo kín thân cây. Cây đa theo lời kể của cụ Trương Đới, nay đã tàn lụi, mất dấu từ mấy chục năm trước, riêng ngôi miếu cổ thì vẫn tồn tại, trở thành chứng tích duy nhất của cái nôi văn hóa truyền thống này. Theo cụ Trương Đới và các nghệ nhân cao tuổi, đây là ngôi miếu thờ ngài Cao Các Đại Vương, tước thần do triều Nguyễn sắc phong cho ngài khai canh, một nhạc sư nổi tiếng thời bấy giờ. Ngôi miếu này xưa được xây bằng gạch nung, trên bệ thờ có khắc bốn chữ tước thần sắc phong, sau này bị sụp đổ, người dân xây dựng lại một ngôi miếu nhỏ, hiện nay nằm quạnh hiu bên con đường xóm, mùa mưa bùn đất lầy lội.
Bạn,
Do sách vở triều Nguyễn không ghi lại, còn gia phả của các họ tộc trong xóm đều thất tán cho nên không ai nhớ danh tánh ngài Cao Các Đại Vương, người khai canh của Lạc Hộ. Thời bấy giờ cho đến nay người ta chỉ còn nhớ cái tên dân gian của ông là Thầy Đờn. Chính ông là người đã trồng cây đa để tao nhân mặc khách khắp nơi về Lạc Hộ đàn ca xướng hát. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, hiện nay ở xóm Lạc Hộ cũ chỉ còn mấy chục gia đình phần lớn sinh sống bằng nghề trồng rau, chỉ còn lại hai gia đình nghệ nhân nổi tiếng ở lại tiếp tục sự nghiệp của bậc khai canh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.