Hôm nay,  

Khi Vợ Là “tư Lệnh”

03/10/200000:00:00(Xem: 4722)
Bạn,
Theo tường thuật của báo Phụ Nữ, trong một cuộc tọa đàm về chống bạo hành trong gia đình tổ chức tại Sài Gòn, một vị cao niên đã dè dặt phát biểu: “Phụ nữ mà bị bạo hành thì dễ nhận thấy và can thiệp, chứ cánh đàn ông chúng tôi bị “bạo hành” thì khó phát hiện lắm. Ai lại dám đi khoe vợ bị lấn lướt, cầm quyền.” Thế rồi ông kể cho mọi người nghe hai chuyện điển hình mà ông là chứng nhân.

Câu chuyện thứ nhất xảy ra tại gia đình anh T.Đ, quản đốc một phân xưởng sản xuất giày. Trong suốt 15 năm trời từ khi lấy vợ, anh T.Đ như sống trong chế độ mẫu hệ, con cái học cái này, mua cái kia, đi chỗ nọ đều hỏi mẹ. Có khi người chồng đã đồng ý cho con làm một điều gì đó, nhưng chúng bảo mẹ chưa có ý kiến, coi chừng bị la. Người chồng cũng buồn nhưng nghĩ con còn nhỏ, chưa hiểu gì nên bỏ qua. Thế nhưng người vợ lại tỏ ra hãnh diện, tự hào khi thấy mình chưa có ý kiến gì thì cả cha lẫn con không dám tự tiện làm gì. Nỗi buồn này trút vào các đồ nhậu, biết tỏ cùng ai. Mới đây, suốt cả nhà anh T.Đ, vui vẻ vì anh chị của cô vợ từ Pháp về thăm nhà, rồi tiệc tùng, du lịch. Nhưng sau khi anh chị cô vợ về Pháp, giữa vợ chồng anh T.Đ đã xảy ra chiến tranh lạnh triền miên. Anh chồng mặt mày ủ dột, tâm tình với một người quen: Công việc ở công ty cuối năm ngập đầu, mọi người phải tăng ca. Vậy mà cứ đòi mình xin nghỉ phép để dắt anh chị, con cháu của bả đi chơi, đi xuyên Việt. Tôi từ chối vì công việc không thể bỏ, thì bả trừng mắt nói ngay: Anh chị tôi lâu năm mới về thăm, anh làm cái chức gì mà không dám nghỉ" Anh không còn coi tôi ra cái gì hả" Không sao, chẳng mất của anh một xu. Tôi cần sự có mặt của anh để khi về lại bên ấy, anh chị tôi không trách thằng em rể sao lại quá hờ hững.

Chuyện thứ hai xảy ra tại một gia đình mà người kể gọi là thím Năm. Bà thím Năm này luôn luôn rất tự hào về cô con gái đầu lòng của mình. Bà thím này luôn lấy đó làm gương cho những đứa con sau: Bây lấy chồng phải học theo chị Hai. Phải biết nắm đầu chồng như nó mới được. Người ngoài nhìn vào vừa vị nể, vừa có thể muốn làm gì thì làm, giúp ai thì giúp, chồng biết đâu mà nói. Theo người kể chuyện, thì chồng của bé Hai (con gái của bà thím) không nhu nhược như vậy, nhưng thấy vợ giỏi giang trong buôn bán cũng như tề gia nội trợ, nên tin tưởng giao hết mọi việc cho vợ. Từ đó bé Hai như thấy mình như vị tướng giữa trận mạc, luôn nghĩ rằng việc nào không có tay cô nhúng vào thì không xong và rồi tự quyết định hết thảy. Người chồng trong những năm đầu có người vợ đảm đang thì thấy khỏe ra. Nhưng cảm giác mình cũng nghe lệnh như con, dần dần làm anh khó chịu. Bực mình, anh trao đổi với vợ, thì cô ấy sửng cồ mắng át đi: Biết gì mà nói, thời nay nam nữ bình quyền, ai giỏi người nấy lo, người ấy quyết định. Vốn không thích to tiếng, anh chồng đành nhịn để giữ hòa khí. Nhưng có ai động đến nỗi đau thì anh ấy thở dài: Đó là bà nội tôi, chứ vợ gì! Có lần cô em ruột sinh nằm ở bệnh viện, anh đến thăm, thấy em gái đang thất nghiệp, bèn thanh toán luôn tiền lệ phí bệnh viện. Cô em mừng khoe với chị dâu, không ngờ gây đại họa cho ông anh. Suốt cả một tuần trời, cô vợ cứ dằn vặt ông chồng, không phải vì tiếc mấy trăm ngàn đồng mà tức chồng, cô nói: Anh coi tôi như người giúp việc, không thèm hỏi ý kiến. Hay anh muốn chứng tỏ cho em anh thấy, chị dâu nó chẳng là cái đinh gì đối với anh.

Bạn,
Một số nhà tâm lý đưa ra nhận định: các ông chồng không phải là không thích nghe lời vợ. Nhưng họ ghét bị vợ ra lệnh, buộc tội, quở trách, nhất là trước mặt người ngoài. Đối với các ông chồng, đó là sự phát sinh kỳ quặc ở người vợ dịu dàng, dễ thương mà họ đã cưới hỏi. Và khi người vợ là “tư lệnh” thì sóng gió sẽ xảy ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.