Hôm nay,  

Khi Nông Dân Đòi Lại Đất

10/24/200000:00:00(View: 4988)
Bạn,
Như VB đã loan tin, thượng tuần tháng 10/2000 vừa qua, đoàn công tác của chính phủ CSVN công tác tại Bến Tre đã nhận đơn khiếu kiện của hàng trăm gia đình nông dân thuộc các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày tỉnh Bến Tre xin đòi lại đất đã bị đưa vào các tập đoàn sản xuất, mô hình của sản xuất tập thể mà CSVN áp dụng tại Việt Nam trước thập niên 90. Mời bạn nghe câu chuyện nông dân đòi lại đất theo tường thuật của phóng viên báo Tuổi Trẻ.

Nguyên cả buổi sáng vẫn không đủ để 600 người dân Bến Tre khiếu kiện đòi lại đất đã đưa vào tập đoàn sản xuất trình bày hết những bức xúc của mình tại tại hội trường của tỉnh, trước phái đoàn công tác liên ngành của chính phủ do bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc làm trưởng đoàn. Sau lời mở đầu của vị bộ trưởng, nông dân Phan Văn Hiện, 73 tuổi, ở xã An Hiệp, Ba Tri, với vẻ ngần ngại, đã trình bày hàng loạt vấn đề mà theo ông là hết sức bức xúc vì nông dân đã đưa đất vào tập đoàn thì bị người khác bao chiếm hết. Ông Võ Ngọc Trạc cũng ở Ba Tri nói một số cán bộ có chức có quyền thừa cơ hội bao chiếm nhiều đất rồi đem bán, trong khi người chấp hành chủ trương đưa đất vào tập đoàn thì không đủ đất để sinh sống.

Ông Phạm Văn Tiến ở ấp 5, xã Tân Xuân, Ba Tri, nêu những bất hợp lý ở chỗ cán bộ giành hết đất tốt không làm mà đem bán, hoặc chủ trương cao bằng phi lý ở chỗ có những người không phải hộ nông dân, làm nghề buôn bán hay tiểu thủ công nghiệp cũng được cấp đất và đem bán hoặc cho mướn lại để hưởng lợi từ 600 ngàn đồng hay 1 triệu đồng/ 1 năm. Theo bà Phạm Thị Cúc ở ấp 3, xã Ngãi Trung, Ba Tri, đất còn được cấp cho những người không có mặt ở địa phương. Bà cho rằng mười hai năm qua chính quyền làm sai mà không chịu sửa, đảng viên cán bộ bao chiếm nhiều ruộng đất nhưng cứ để tồn tại mãi cho đến ngày nay.

Gần 20 ý kiến tiếp theo của người dân huyện Giồng Trôm, cũng bức xúc tương tự như trên nhưng có phần căng thẳng hơn. Ông Trần Văn Tươi tự giới thiệu là cán bộ hưu trí, nói rằng trước đây ông vận động, khuyến khích gia đình đưa đất vào tập đoàn, sau đó nhận khoán lại theo hình thức nhân khẩu. Bây giờ chủ đất cũ đòi lại, chính quyền giải quyết, ông không chịu, bị cưỡng chế, cuối cùng trắng tay không còn cục đất chọi chim. Ông cho rằng hầu hết đất xã lấy chia cho cán bộ nhiều lắm như là bà Khôi, nguyên là ủy viên ủy ban xã.

Bà Võ Thị Tiết cũng tố cáo ông Đinh Văn Nở có người nhà làm công an trên huyện, anh bà đòi lại nhà đất đã bị bắt tù hai tháng, làm đơn kiện thì xã chỉ lên huyện, huyện chỉ về xã. Nhiều ý kiến khác cũng tố cáo đích danh một số cán bộ xã, nổi bật là xã An Ngãi Tây.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, khi giải trình những ý kiến của người dân, viên chủ tịch huyện Giồng Trôm là Nguyễn Thanh Liêm biện minh rằng đã cố gắng giải quyết nhưng chưa có chủ trương nên việc nhiều trường hợp không giải quyết được. Khi viên bộ trưởng Tư pháp, trưởng đoàn công tác, hỏi về tình trạng cán bộ bao chiếm ruộng đất, chủ tịch huyện cho biết có khoảng 5-6 trường hợp. Thế nhưng sau khi nghe thêm ý kiến của người dân tố cáo viên chủ tịch xã tên là Triệu và một nguyên chủ tịch xã tên là Tâm, thì viên chủ tịch huyện lại thừa nhận có khoảng 12 trường hợp cán bộ có nhiều ruộng đất bị dân khiếu nại. Cuối cùng viên bộ trưởng chỉ biết ghi nhận vì không giải quyết tại chỗ được, hứa là tuần sau mới gặp để thông báo nhận định của đoàn!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.