Hôm nay,  

Đợi Quà Cứu Trợ

17/10/200000:00:00(Xem: 4366)
Bạn,
Trong lá thư trước, chúng tôi có kể với bạn nghe tình cảnh của nông dân tại các tỉnh miền Tây trong đợt lũ lụt vừa qua. Theo dự báo của các chuyên viên, phải đến cuối tháng 11/2000, nước mới rút, do đó đời sống của cư dân trong các khu vực bị lũ lụt vô cùng bi đát, họ phải đối mặt với cái đói hàng ngày. Mời bạn nghe câu chuyện sau đây do một phóng viên báo Kinh Tế Sài Gòn ghi lại trong chuyến đi theo một đoàn một đoàn cứu trợ về Đồng Tháp.

Hai chuyến xe chở hàng rời Cần Thơ 5 giờ sáng. Trong xe là 1 ngàn suất quà, trị giá trên 25 triệu đồng, góp từ Sài Gòn, Cần Thơ. Mỗi túi có 25 gói mì, một túi thuốc gia đình, một hộp thịt, một gói bột canh, một chai nước tương, Tấm lòng của công nhân Dược Hậu Giang, nước chấm Trường Thành, Đồ hộp Hạ Long và anh em Sài Gòn Tiếp Thị. Những món quà cứu đói, trị bệnh cấp thời qua cơn lũ lụt. Thị xã Cao Lãnh ngập gần hết. Quốc lộ 30 về Hồng Ngự xe không chạy được. Phải thuê tàu, rồi lại lội nước lên hàng tại một bến đò ở phường 2. Hàng chục chuyến xe cứu trợ từ Sài Gòn về, đang đậu nối đuôi chờ bến, nước đã ngập nửa bánh xe. Bến hẹp, chỉ có một tấm ván mỏng bắc cầu để chuyển hàng lên tàu. Không quen đi cầu khỉ, có người ôm thùng mì té ùm xuống nước. Đành lòng bỏ qua phố phường làng xóm hai bên bờ sông Cao Lãnh đang ngâm mình trong nước lũ từ nửa tháng nay, dù ven Cao Lãnh cũng đang có hơn 400 hộ dân cần cứu đói. Bởi vì trên đầu nguồn sông Tiền, đang có cả ngàn hộ không còn nhà cửa, chỉ che lều trại ở tạm trên những gò cao, bữa đói, bữa no từ hơn hai tháng nay. Ra tới sông Tiền gặp nước ngược, lũ thượng nguồn đang cuồn cuộn đổ về. Tàu chỉ dám chạy gần bờ và mất hết 6 tiếng trên đoạn Cao Lãnh-Hồng Ngự 65 km.

Gần 3 giờ chiều mới tới đầu vàm kênh trung tâm thuộc xã Thường Thới Tiền. Nước xoáy băng băng dưới gầm cây cầu sắt Trung Tâm mà trên thì đã tràn ngập mấy trăm con người đón tàu cứu trợ. Hai bên bờ lại san sát nhà dân chìm trong lũ, không còn cách nào khác, chiếc tàu phải buộc dây vào thân cầu, chuyển hàng lên phát quà cứu trợ ngay trên cầu. Có tới năm nhân viên xã phát quà theo phiếu nhưng vẫn không sao ngăn nổi số người tiếp tục lên cầu. Bởi vì hai bên đầu cầu đã có tới 270 hộ che lều chạy lũ từ hơn hai tháng nay. 550 phiếu nhận quà chỉ giải quyết được một phần nửa nhu cầu cứu đói. Mới phát được gần 100 suất nhưng sợ cầu bị sập, cả đoàn phải gửi số quà còn lại để xã chuyển vào bờ phát tiếp cho bà con. Trong mấy dãy lều che tạm bằng tấm bạt nhựa hầm hập dưới nắng, có trên 500 số phận con người không nhà, không ruộng, không của cải, không lương thực, không hộ khẩu. Trước lũ lụt, họ chuyên đi làm mướn trong đồng, dựng trại tạm ngoài đồng để sống mà nay hỏi chuyện ai cũng nói là trôi hết rồi, ngập hết rồi. Bà Năm Hằng nói: Hôm giờ mới có ba đoàn tới cứu trợ gạo, mỗi hộ được 20 kg. Giờ có chiếc xuồng, tay lưới thì sống được. Buồn nhất là thử hỏi chuyện ba em nhỏ trong đám đông thì cả ba đều chưa biết chữ dù đã có em 11 tuổi. Trời chập choàng tối, tàu mới tới được điểm cứu trợ thứ hai thuộc ấp Bình Thành A, xã Bình Thạnh, huyện Hồng Ngự. Đây là một phần tuyến quốc lộ huyết mạch nối Hồng Ngự với Tân Hồng, giờ đã sạt lở gần hết chỉ còn rộng độ 6 mét nhưng vẫn cưu mang hơn 1,000 hộ dân chạy lũ từ tháng 7 đến giờ.

Bạn,
Phóng viên trên kể lại khi đoàn cứu trợ đến, có trên 1 ngàn người đứng chen chúc trên lộ. Từ những chòm cây giữa cánh đồng Bình Thạnh, hàng chục chiếc xuồng đang bơi tới. Một rừng cánh tay giơ phiếu lên, một rừng cánh tay khác cũng giơ lên mà không có phiếu nhận quà. Những ánh đèn pin yếu ớt trong bóng tối đang ập xuống giữa đồng nước mênh mông sóng gió, tất cả hy vọng nhận được phần quà cứu trợ dù chỉ cầm cự được đôi ngày mà thôi !

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.