Hôm nay,  

Cuộc Chiến Ơû Phòng Trà

19/03/200300:00:00(Xem: 4943)
Bạn,
Hoạt động phòng trà ở Sài Gòn "sôi" lên khi Tiếng Tơ Đồng mời Thanh Lam vào hát với cát-xê 8 triệu đồng. Mọi sự thờ ơ, coi thường của giới ca sĩ, bầu sô biến mất và bắt đầu một cuộc đua ngấm ngầm giữa các phòng trà và cả các ca sĩ. Báo Tuổi Trẻ & Thời Đại viết như sau.
Trước năm 1975, ở Sài Gòn, phòng trà ca nhạc có vị trí chủ đạo trong đời sống âm nhạc. Những tên tuổi lớn gắn liền với những phòng trà có phong cách riêng: Thái Thanh hát ở Đêm Màu Hồng, Khánh Ly ở Maxim's... Các phòng trà cạnh tranh với nhau lành mạnh, không ai giành ca sĩ của ai. Thỉnh thoảng các ca sĩ kéo qua thăm nhau hát hò tưng bừng, khán giả hoan hô nhiệt liệt...
Phong trào nhạc trẻ những năm 1997-1998 qua đi, những nhà tổ chức mệt mỏi ngồi nhìn các ngôi sao bắt đầu chai nghề, bị chuyện cát-xê ám ảnh mà quên đi việc trau dồi nghề nghiệp. Đúng khi ấy phòng trà vào cuộc và vài ngôi sao lại bắt đầu thấy mình... lên giá. Tiếng Tơ Đồng, M&Tôi là 2 phòng trà lớn nhất. Lúc sắp nổi, Mỹ Tâm đã hát ở Tiếng Tơ Đồng với cát xê 1,5 triệu. Và
Tiếng Tơ Đồng vẫn thường tuyên bố rằng đây là nơi lăng xê, chắp cánh tên tuổi cho Mỹ Tâm nên khi cô ca sĩ này yêu cầu mức giá 4 triệu thì ông chủ phòng trà đã nổi giận, cho rằng cô vô ơn. Nhưng lúc Mỹ Tâm nhận 1,5 triệu thì phụ thu nước uống chỉ là 15.000 đồng, về sau cô hát thì phụ thu đã tăng gấp đôi. Chuyện cãi cọ này còn xảy ra một lần nữa khi Tiếng Tơ Đồng mời Mỹ Tâm hát với nam ca sĩ Elvis Phương, Mỹ Tâm đã từ chối vì thấy phong cách của hai người không tương hợp, tức khắc cô bị mang tiếng hỗn láo. Ông bầu kể rằng mình đã bỏ công lăng xê Mỹ Tâm để bây giờ cô không chỉ vô lễ với mình mà còn với cả người đáng tuổi cha chú là Elvis Phương. Mỹ Tâm cho biết: "Tôi đã gọi điện cho chú Phương và chú cũng vui vẻ. Còn tại sao bên phòng trà nói vậy thì tôi không hiểu!"

Ca sĩ Mỹ Hạnh, người phụ trách 2 phòng trà ở 2B Lê Duẩn và 47 Ngô Đức Kế, cho rằng, phòng trà không thể lăng xê được ai, chỉ là sự kết hợp làm ănvới nhau thôi. Khán giả ở các phòng trà hiện nay vốn chẳng đông đúc để quyết định tên tuổi một ca sĩ. Việc này do thị trường băng đĩa và khán giả trẻ, nhất là sinh viên - học sinh. Mỹ Hạnh không quan tâm đến chuyện cạnh tranh với những nơi khác, nhất là chuyện tranh thủ ca sĩ của nhau.
Ca sĩ Áùnh Tuyết từng có một cuộc tranh luận đến tận 3h sáng với các cộng sự về hướng đi của phòng trà ATB. Chị đã bỏ gần 1 tỷ đồng để tân trang sân khấu Long Phụng thành một phòng trà ca nhạc, nhằm nuôi dưỡng khao khát duy trì phong cách nhạc tiền chiến, nhạc sang của ATB. Nhưng trong đội ngũ của chị có người muốn phải cạnh tranh với những phòng trà khác bằng cách mời những ca sĩ trẻ, ca sĩ ngôi sao thời thượng đến. ánh Tuyết thì nghĩ khác. Cạnh tranh kiểu ấy tức là tự triệt hạ nhau. Một mình một kiểu là khỏi phải cạnh tranh với ai mà có khán giả trung thành của mình, tránh được điều tiếng.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Ởû TP.SG, 2B và Tiếng Tơ Đồng, ATB được nhiều ca sĩ cho là có khán giả lịch sự. Còn một số nơi khác thường xảy ra chuyện khán giả trêu chọc ca sĩ, nhất là khán giả trẻ. Ởû vũ trường New Century, Hà Nội, khán giả la ó đuổi ca sĩ xuống không phải chuyện hiếm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.