Hôm nay,  

Đi Bộ Trên Mặt Nước

02/03/200100:00:00(Xem: 4698)
Bạn,
Theo các báo Tuổi Trẻ và Người Lao Động, tại Sài Gòn, một trò chơi trên nước rất mới với người Việt đang được thử nghiệm tại khu vực Thanh Đa, đó là đi bộ trên mặt nước bằng hai tấm ván được được tạo hình bằng mút bọc vải thủy tinh và keo epxi nên không bao giờ chìm. Mỗi thanh ván có khoét lõm dưới nước, vây cá ở giữa nên giữ cho ván thăng bằng và khi đi không bị lắc, dù gặp tàu lớn hoặc sóng to cũng không bị lật. Song để thực hiện được cách đi bằng hai chân rời giống như động tác đi trên bộ đòi hỏi người chơi phải tập luyện thật sự. Trước đó, phải làm quen trước với cách đi bằng hai ván lướt ghép, động tác giống như trượt tuyết.

Báo Tuổi Trẻ cho biết người khởi xướng công trình là anh Huỳnh Anh, từng làm việc lâu năm ở Thụy Điển, đã phải mất ròng rã bốn năm trời để chế và thử nghiệm các dụng cụ cho môn thể thao này. Ý tưởng đầu tiên xuất phát từ những ngày anh còn làm việc cho một công ty trang trí nội thất ở Thụy Điển. Thấy ở nước ngoài người ta có trượt tuyết, trượt băng, anh nói với những đồng nghiệp: Ở Việt Nam sông nước nhiều mai mốt tôi sẽ đi trượt nước. Anh nhớ lại: Tôi tự chế những phương tiện nhưng cái nào cũng hạn chế vì không cân bằng, nặng nề, vướng víu do hình dáng không phù hợp hoặc mau mỏi chân không đi được xa. Đến khi tới câu lạc bộ dưới nước Thanh Đa, anh Đinh Văn Đẵng, chủ nhiệm câu lạc bộ, thấy dụng cụ có thể chơi được dưới nước đã giới thiệu anh với các anh Trương Minh Chí, Lê Văn Tải, Tăng Cẩm Minh, là những người từng làm trong nghề biển, thuyền trưởng, cơ khí viên.

Trình bày với các phóng viên, anh Huỳnh Anh cho biết là nhóm các anh theo nguyên tắc: đồ chơi hoàn toàn không phụ thuộc vào máy móc như lướt ván phải có ca nô kéo, không tốn kém, tự người chơi có thể chơi một cách thoải mái nhất. Trước hết là phải nổi, người chơi thường cân nặng không quá 80 kg thì sức chịu nổi của hai mảnh phải bảo đảm 100 kg, hai là phải bảo đảm sức bền, sóng gió không bị bể và không bị thấm nước, ba là phải nhẹ nhàng (mỗi ván chỉ nặng 3 kg), tiếp theo là kích thước phù hợp.

Anh Huỳnh Anh cũng ấp ủ một ước mơ khi anh nghĩ đến việc các em học sinh vùng lũ, vùng Đồng Tháp Mười có thể sử dụng nó một cách dễ dàng để đi học vì rất an toàn, bất kỳ lúc nào cũng có thể cặp nách đi và không bao giờ bị chìm như xuồng. Chưa kể ngoài “đi bộ” trên nước còn có các môn chơi như trượt nước, ngồi bơi, chơi ở hồ hoặc biển. Anh nói: Trong tương lai, với môn này chúng ta có thể chơi khúc côn cầu trên mặt nước và xa hơn nữa sao không nghĩ đến một cuộc thi maratông trên sông. Chúng tôi đang cố gắng hết sức mình cải tiến phương tiện tạo ra một môn chơi mới bổ ích cho giới trẻ.

Bạn,
Tâm sự với phóng viên báo Người Lao Động về tiến trình sáng tạo môn thể thao này, anh Huỳnh Anh nói: “Tôi có thời gian làm việc lâu năm ở Thụy Điển, một đất nước gần như có tuyết quanh năm. Nhờ vậy tôi có dịp làm quen với môn trượt tuyết và nghĩ rằng không những là môn thể thao giải trí mà còn là phương tiện di chuyển rất thuận lợi ở xứ sở băng tuyết. Một ý tưởng lóe lên trong tôi: Có thể vận dụng môn trượt tuyết để sáng tạo ra môn thể thao khác trong điều kiện sông nước ở Việt Nam hay không"” Nuôi dưỡng ý định đó, năm 1997, anh Huỳnh Anh về VN tự thiết kế và tự bỏ tiền nhờ một xưởng nhựa tổng hợp đúc vài bộ ván để tập đi trên nước. Thế nhưng lực bất tòng tâm, bởi ý tưởng là một chuyện, còn khi thể hiện có muôn vàn khó khăn. Anh đã thất bại và chùn bước, nhưng sau đó nhờ gặp ông Tải và anh Chí đã nói ở trên, cả ba lại tiếp tục nghiên cứu, cuối cùng đã thực hiện được ước mơ của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.