Hôm nay,  

Ngôi Trường Sắp Sập

7/30/200400:00:00(View: 6069)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, tại thành phố Cần Thơ, nhiều trường tiểu học có nguy cơ sụp đổ, các bức tường của các phòng học đã xuất hiện các vết nứt. Học sinh ngồi học trong lớp luôn nơm nớp lo sợ tai họa ập xuống. Trình bày thực trạng này, báo TN viết như sau.
Trường Tiểu học An Hội, đường Ngô Hữu Hạnh đang lâm vào cảnh mối mọt gặm xiên kèo, tường gạch bong tróc. Nhiều mảng tường loang lổ đã xuất hiện những vết nứt lớn có thể dễ dàng dùng tay rút ra từng viên gạch. Năm học vừa rồi, Ban giám hiệu đã phải giao thêm nhiệm vụ cho đội học sinh trực, canh chừng không cho học sinh đến gần những bức tường sắp sập.Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nằm ngay đại lộ Hoà Bình cũng không khá hơn. Năm học 2003-2004, gần phân nửa số phòng học nơi đây đã phải đóng cửa hẳn hoặc chỉ đón học sinh vào học một buổi. Trong lúc chờ kinh phí cải tạo, tu bổ, nhà trường đã phải sửa chữa vá víu một cách tạm bợ. Dãy phòng học trên tầng trước đây được lợp ngói, giờ đã thay bằng mái tôn cho nhẹ, thế nhưng các hàng rui mè vẫn tiếp tục oằn xuống. Dãy phòng học phía sau tuy xây dựng kiên cố nhưng nhiều nơi tường bị nứt lớn, nước mưa thấm lâu ngày lên rong xanh rờn. Nhiều cột sắt rỉ sét nham nhở lòi ra. Ông Tâm, 1 viên chức của nhà trường cho biết, đến giờ chơi không cho các em trong lớp mà tất cả phải xuống sân sinh hoạt. Nhà trường chỉ sợ các học sinh chạy giỡn mạnh tay, mạnh chân trong lớp, lỡ có chuyện gì thì nguy.

Cùng xuống cấp như trường Tiểu học Lê Quý Đôn, trường Tiểu học Hưng Lợi 1 thêm khổ với cái sân chơi như mặt nước ao hồ. Khi mở rộng nâng cấp đại lộ 30/4 với cốt nền đường đúng chuẩn đô thị, cũng là lúc cốt nền sân trường,vốn được xây dựng từ bốn năm chục năm nay, xuống thấp hơn mặt đường nửa mét. Vậy là khi mưa lớn hay triều cường, sân trường đã biến thành thủy lộ..
Là quận trung tâm của thành phố trực thuộc trung ương, nhưng hiện nay Ninh Kiều có đến 425/775 phòng học thuộc dạng bán kiên cố tạm bợ. Trong đó, số phòng có nguy cơ đổ sụp là không ít. Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Ninh Kiều cho biết, hầu hết các điểm trường ở quận đã xây dựng quá lâu (trước 1975), tình trạng xuống cấp rất nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm cho học sinh bất cứ lúc nào. Năm học vừa qua, một số trường phải ngưng hoạt động toàn bộ hoặc ngưng một số phòng. UB quận Ninh Kiều cho biết thêm, phường nào cũng có trường được yêu cầu đóng cửa toàn bộ hoặc vài ba phòng, trong khi đó nhu cầu kinh phí cho cải tạo xây dựng mới là quá lớn.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: "Bên cạnh đó, công tác giải tỏa đất để xây dựng các dự án trường lớp mới gặp nhiều khó khăn. Rất nhiều hộ dân nằm trong phạm vi giải toả yêu cầu phải được giải quyết tái định cư mới di dời. Nhưng việc giải quyết bồi hoàn, giải toả hay tái định cư lại là chuyện của thành phố, ngoài tầm với của thẩm quyền cấp quận. Chính vì những vướng mắc này mà tiến độ xây dựng trường cứ ì ạch lâu nay."

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tuần này sẽ có rằng tháng 7, Đại Lễ Vu Lan
Phần nhiều trong thế hệ chúng ta đều trải qua những gian nan phận đời
Chuyện lạ: Bán xe máy phải... xác nhận độc thân
Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế để đem tầu Hải Dương 8 vào thăm dò dầu khí bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam
Mưa lũ, bão táp gây nhiều thiệt hại… Bản tin VOH kể về trường hợp: Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển.
Bắt tại trận… đang nhận hối lộ… Nhưng đây là cấp huyện, chưa lên cấp cao.
Tiền từ Hoa Lục đổ vào Việt Nam ào ạt… đầu tư tăng vọt từ TQ chắc chắn là điều quan ngại cho tương lai.
Cũng trong tháng 8 là những ngày để dân tộc Nhật Bản tưởng niệm hai quả bom nguyên tử rơi vào hai thành phố Nhật
Giao thông thông minh… chuyện này khó hiểu. Có thể là điều hướng giao thông qua máy vi tính?
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.