Hôm nay,  

Miền Trung Mùa Khô Hạn

15/07/200500:00:00(Xem: 5892)
Bạn,
Theo báo quốc nội, các tỉnh miền Trung đang trải qua mùa khô hạn nguy kịch nhất từ năm 1998 đến nay. Tại nhiều khu vực, trời nắng như đổ lửa, các cánh đồng nứt toác, sông ngòi đa số nhiễm mặn. Con người đã phải lấy nước "chết" ở các hồ thủy lợi để duy trì sự sống cho mình và đàn gia súc.
Tại tỉnh Quảng Bình, Tin Nhanh VN cho biết: từ tháng 6 đến nay, tỉnh này hầu như không mưa, trời lại nắng gắt nên 1/6 dân số của tỉnh (khoảng 135,450 người) đang khắc khoải vì thiếu nước sinh hoạt. Những cư dân vùng cồn cát giữa sông Gianh, sông Nhật Lệ và các xã miền núi của huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa đã phải tằn tiện từng gàu nước. Sau khi tắm cho người, nước được tái sử dụng để làm vệ sinh chuồng trại chăn nuôi.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, nguy kịch nhất là xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch, người dân phải qua đò, rồi cuốc bộ tới 5 km mới có thể lấy nước uống từ các khe núi. Con người khát, cây trồng cũng đang héo rũ.
Cũng theo TNVN, tại Quảng Ngãi, khô hạn cũng đang diễn ra gay gắt, căng thẳng nhất là huyện đảo Lý Sơn. Các chuyên viên thủy lợi cho hay giữa bốn bề là biển cả, người dân sống nhờ nước mưa và một số giếng đào. Nhưng mấy tháng nay trời không mưa, giếng khô hạn, có khơi thêm cũng là nước mặn nên 100 gia đình trên huyện đảo đang khát đến cháy cổ.

"Nước ở huyện đảo quý như vàng. Người dân nâng niu từng giọt, bởi để đến với Lý Sơn lúc này, những giọt nước đó đã phải vượt qua 30 km đường biển", một chuyên viên giải thích.
Cũng vì thiếu nước nên cư dân đành bỏ hoang 180 hecta đất vốn chuyên trồng hành tỏi, chỉ trồng 120 hecta cây chịu hạn như vừng, dưa hấu, ngô. Tuy nhiên, 2/3 diện tích ấy cũng đang khô cháy, không có khả năng thu hoạch.
Bạn,
Trình bày về tình hình hạn hán, Nguyễn Đình Ninh, Cục phó Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phân tích rằng Quảng Bình, Quảng Ngãi chỉ là 2 trong số hơn 10 tỉnh suốt dải miền Trung từ Nghệ An đến Bình Thuận đang trải qua mùa hạn.Năm nay, hạn căng thẳng hơn vì không có lũ tiểu mãn. Trong khi đó, 6 tháng qua, lượng mưa ở miền Trung chỉ đạt 40-60% so với trung bình nhiều năm. 10 ngày tháng 7, mưa không đáng kể, Đông Hà (Quảng Trị) chỉ 1 mm, Quảng Ngãi 4 mm, Quy Nhơn 2 mm... Dự báo về tình hình khô hạn trong thời gian tới, các chuyên viên thủy lợi cho rằng sẽ còn căng thẳng đến hết tháng 7, sang tháng 8 mới hy vọng có mưa. Sau đó, miền Trung sẽ bước vào mùa lũ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.