Hôm nay,  

Sau Bão Là Nước Mắt

29/09/200500:00:00(Xem: 5363)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trong cơn bão số 7 vừa qua, hầu hết các xã vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa đều đã bị nước biển tràn vào, gây ngập lụt cho hàng chục ngàn gia đình, hàng trăm ngàn người tại đây phải sống trong cảnh ngập lụt, thiếu thốn về lương thực, nước uống và thuốc men. Báo Tiền Phong ghi nhận tình cảnh của ngư dân tại 2 xã bị tàn phá nặng nề nhất qua đoạn ký sự như sau.
Gần 1 ngàn người dân, hầu hết đây là ngư dân của 2 xã Ngư Lộc và Minh Lộc huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa sau khi ngớt gió và mưa, nhiều người đã kéo nhau về nhà mình để kiểm tra đồ đạc và nhà cửa... Quần áo ướt sũng lại đói, khuôn mặt ai nấy cũng buồn bã và mệt mỏi. Chị Phạm Thị Thanh (31 tuổi, xã Ngư Lộc) vừa lau nước mắt vừa kể chuyện trong khi người vẫn run vì ngấm lạnh: "Gia đình tôi nằm ngay sát bờ biển. Chúng tôi đã được lệnh di chuyển từ đêm qua. Nhưng do bão vào quá gấp gáp nên chúng tôi không kịp di chuyển đồ đạc, tài sản. Bây giờ, ở khu nhà tôi, nước trắng mênh mông...".
Ngư dân Nguyễn Hoàng Mạnh (27 tuổi, xã Minh Lộc) kể lại: "Bão vào nhanh quá! Trong đời tôi chưa bao giờ phải chứng kiến cơn bão mạnh như thế này (kể cả so với cơn bão lịch sử năm 1996). Nhà tôi cách biển gần 1 km; không nằm trong kế hoạch di tản. Thế nhưng, bão đổ bộ mạnh và nhanh quá nên chúng tôi không chạy kịp. Tài sản của gia đình tôi đã bị mất hết; không biết lấy gì để sống trong thời gian tới...".

Nước đã bắt đầu rút. Phóng viên đã theo dòng người về xã Ngư Lộc - nơi được coi là bị cơn bão tàn phá nặng nhất. Hàng nghìn nóc nhà bị ngập của xã Ngư Lộc đã dần dần hiện lên theo chiều nước rút. Nước đã rút hết tại một số ngôi nhà phía trong cùng của Ngư Lộc.
Bà Nguyễn Thị Hòa (60 tuổi) không cần mở cửa cũng có thể đi vào ngôi nhà của mình vì cánh cửa đã bị sóng biển đánh bật từ lúc nào. Giọt nước mắt đặc quánh hòa trong những giọt mưa, bà Hòa chạy khắp nhà quan sát. Tan hoang. Toàn bộ đồ đạc nhẹ trong nhà đã "không cánh mà bay". Các đồ dùng được coi là có giá trị trong nhà như ti vi, đầu VCD, xe máy... đã bị sóng biển quật đổ, nằm ngổn ngang khắp nhà. Do chuồng trại đã bị hỏng nên người dân nơi đây đã buộc trâu, bò, lợn vào các cây đổ ven đường. Những gói mì tôm cứu trợ được người dân chia nhau, không có nước nóng đành ăn sống.
Bạn,
Báo Tiền Phong ghi nhận rằng tình hình vệ sinh trên toàn địa bàn dân cư đang là vấn đề "nổi cộm". Nhiều xác súc vật chết trôi dạt và đọng lại khắp nơi đang gây ô nhiễm môi trường. Nếu không có cách giải quyết kịp thời thì trong vài ngày tới, nơi đây rất có nguy cơ bùng nổ ổ dịch bệnh lớn tại địa phương này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.