Hôm nay,  

Học Kém Vẫn Bị Lên Lớp

04/10/200400:00:00(Xem: 5332)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại nhiều trường tiểu học ở ngoại thành Sài Gòn, có những học sinh mặc dù đã học đến lớp 5 các em vẫn không thể ráp vần, không biết làm cộng trừ đơn giản. Thế nhưng kết quả học tập lại không có điểm dưới trung bình, thậm chí toàn điểm 8-9. Em nào quá kém thì được giáo viên sửa nâng điểm lên cho đạt thành tích. Nhận thấy con mình mất căn bản, gia đình nhiều học sinh đã đến trường xin cho con được học lại lớp của niên khóa trước nhưng nhà trường đã nhất quyết từ chối vì "nó đủ điểm lên lớp". Kết quả đã dẫn đến tình trạng các lớp trên phải "lãnh đủ", như lời than của một số giáo viên huyện Bình Chánh, năm nào cũng gặp ít nhất 2 trường hợp viết chính tả, làm toán chỉ toàn là điểm 0 và 1. Mời trò đứng lên đọc, trò tỉnh bơ: "Thưa cô, con không biết đọc". SGGP ghi nhận về hiện trạng này như sau.
Em Lê Ngọc, học lớp 5 trường Vĩnh Lộc 1, huyện Bình Chánh, TPSG, được hàng xóm gọi là "cái thằng học hoài không biết chữ". Nhưng tại nhà, ba của Ngọc tự hào: "Năm ngoái nó được giấy khen mà!". Nhưng khi nhìn Ngọc đánh vật với những phép tính đơn giản, ông hoàn toàn bất ngờ. Em chỉ trả lời được phép tính 24 trừ 10 nhưng cho kết quả bằng... 10. Trong 1 bài chính tả có tổng cộng 24 lỗi chính tả với những lỗi sai rất căn bản: pủa (viết đúng là "quả"), niếu (nếu), mũ (ngủ), ngối (gối), hôm nai (hôm nay), phập (gặp), miền (mìn)... Ba Ngọc thở dài: "Tôi tưởng đi học có giấy khen chắc là giỏi. Ai dè..."

Còn gia đình em Nguyễn Thị Thanh Nga, học sinh lớp 5 trường Tân Kiên, huyện Bình Chánh, khẳng định chắc nịch: "Nó học đến lớp 5 mà không biết ráp vần". Đưa một báo cáo cho em đọc, quả thật em chỉ nhận biết được các chữ cái. Chẳng hạn chữ "báo" em đọc b, a, o. Chị Cúc, mợ út của Nga, bức xúc: "Cái bảng "Chuyên sửa Honda, vá ép" ở trước cửa nhà, tôi nói nó ráng đọc hết đi, mợ út cho tiền và dẫn đi siêu thị chơi, vậy mà phần thưởng cứ treo hoài". Em còn mất căn bản về phép tính đơn giản như 4x3 hoặc 15x2..., nhưng vở toán của em chỉ có duy nhất 1 điểm 4, còn lại là điểm 8, 9, 10. Em nói vẻ thật thà : "Mỗi khi làm bài có bạn Cúc ngồi kế bên cho con coi bài". Ông hàng xóm nói chen vào: "Con nhỏ này giống con tôi quá! Học không biết chữ mà cứ được lên lớp". Mất niềm tin vào nhà trường, ông cho con nghỉ ở nhà để mẹ dạy chữ.
Bạn,
Cũng theo SGGP, kiểm tra trình độ thực tế của các học sinh mới biết có em đọc không chạy chữ và không giải được những phép tính đơn giản, "Lời phê thầy cô" em viết thành "Lơp phê phầy cô", sai từ đầu vở đến cuối vở mà giáo viên vẫn không phát giác. Các bài toán của em dù ra kết quả đúng nhưng nhìn hình thức trình bày lộn xộn, gạch xóa lung tung.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.