Hôm nay,  

Học Phí Đại Học

9/13/200400:00:00(View: 6065)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, trong khi Bộ Giáo dục-Đào tạo CSVN thông báo rằng học phí sẽ chưa tăng trong năm nay, thì một số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, thậm chí cả công lập, đã rục rịch tăng học phí. Niên khóa trước, sau khi có thông tin liên bộ dự kiến sẽ đề nghị tăng học phí, một số trường đã nhanh chóng đưa học phí vọt lên. Và năm nay, trong khi chẳng có trường nào phải đưa học phí về mức cũ thì một số trường lại tiếp tục "đua" theo những mức thu mới. Báo TT viết như sau.
Cách đây khoảng sáu tháng, Trường Đại học Ngoại ngữ - tin học công bố mức học phí áp dụng đối với SV năm 1 từ 3 triệu 400 ngàn đến 3 triệu 700 ngàn đồng/SV/năm tùy ngành học. Bản thông báo này còn nguyên màu mực mới, được niêm yết ngay ngắn trên bảng tin của trường. Thế nhưng nay đã khác, các tân SV khi bước chân vào trường đều không khỏi ngỡ ngàng với mức học phí mới: 4 triệu đồng/năm, không phân biệt khoa nào, ngành nào! Mức học phí mới này đã đưa Trường ĐH Ngoại ngữ - tin học vào tốp những trường ĐH có mức thu học phí cao nhất hiện nay. Như vậy chưa kể các khoản thu khác, so với năm học vừa qua, SV phải gánh thêm 300 ngàn-600 ngàn đồng, tương đương với 110-120% học phí của năm học trước.

Trong khi đó, dù chưa thấy động tĩnh cụ thể nào nhưng mức học phí của một số trường dân lập khác vốn đã được tăng từ năm học trước cũng đang ở mức sắp đụng "trần". Ở Trường ĐH Hồng Bàng, mức thu học phí mỗi năm của một số ngành đã lên đến 3 triệu 980 ngàn đồng. Một số nhóm ngành khác thấp hơn cũng khoảng 3.7 triệu hay 3.8 triệu đồng/năm/SV. Còn ở Trường ĐH Hùng Vương, học phí ngành công nghệ sau thu hoạch cũng đã 3 triệu 900 ngànđồng/SV/năm; ngành công nghệ thông tin 3.7 triệu đồng; du lịch, toán ứng dụng, ngoại ngữ: 3.5 triệu đồng. Ngành có học phí được xem là thấp nhất như quản trị kinh doanh, quản trị bệnh viện cũng đến 3.3 triệu đồng/SV/năm.
Nhưng không chỉ các trường ngoài công lập, ngay cả một số trường công lập cũng bắt đầu vào cuộc đua tăng học phí. Vừa bước vào đầu năm học mới, Trường ĐH Cần Thơ đã "phủ đầu" SV bằng một thông tin sẽ tăng học phí lên gần gấp 1,5 mức thu năm học trước. Theo mức thu này, SV các ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ sẽ phải đóng 32 ngàn đồng/tín chỉ; các ngành nuôi trồng thủy sản, nông học, quản lý nghề cá... 29 ngàn đồng/tín chỉ. Nghĩa là trung bình một SV phải đóng khoảng 1.7 triệu đồng/năm.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: không dừng lại ở bậc đại học, một số trường cao đẳngcũng nhanh chân đưa ra những mức thu khác trước. Một lần nữa trước năm học mới, SV lại phải đối mặt với những thông tin tăng học phí. Nếu đề án tăng học phí ở các trường công lập trở thành hiện thực thì liệu những trường đã "cầm đèn chạy trước" quyết định này có chịu giữ nguyên mức học phí đã tăng không"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong ký ức nhiều thế hệ người Sài Gòn còn in đậm hình ảnh những người thợ bận rộn nhồi bột, vo nhân, in khuôn nướng bánh trung thu phục vụ khách qua đường vào những năm đầu 1960 trên trục đường Trần Hưng Đạo nối liền Sài Gòn - Chợ Lớn lúc nào cũng người mua kẻ bán sầm uất. Đó là hình ảnh những người thợ làm bánh trung thu của Nhà hàng Đồng Khánh, góc đường Trần Hưng Đạo - Đồng Khánh (cũ), quận 5. Báo Người Lao Động viết như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, gần 30 năm qua, hàng chục ngàn dân ở Thủ Đức phải dùng nước không bảo đảm vệ sinh. Điều nghịch lý là nhiều gia đình sống gần nhà máy nước Thủ Đức nhưng luôn "khát nước". Tại nhiều khu vực, nguồn nước để người dân sử dụng chủ yếu vẫn là giếng khoan. Mặc dù độ sâu của giếng thường trên 60m
Tại ở ấp Chánh Mỹ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, sáng nào người dân cũng thấy một ông lão trạc 80 tuổi mặc cái áo bành tô, quần "bò" bạc màu, đầu trần, chân mang đôi dép da có quai hậu ngồi trên chiếc ghế đá ở đường Bạch Đằng - cạnh bờ sông chuẩn bị cho một ngày mới với công việc đánh xe ngựa. Ông lão này là một trong hai người đánh xe ngựa cuối cùng ở thị xã tỉnh lỵ Bình Dương
Theo báo Thanh Niên, công an CSVN thành phố Sài Gòn vừa bắt 1 tay đạo chích thuốc hàng cao thủ: chỉ trong vòng hơn 1 năm, trộm liên tục đột nhập vào các cơ quan công quyền CSVN (có nhân viên bảo vệ hẳn hoi) giữa ban ngày và ung dung dắt ra khỏi cổng hàng chục chiếc xe của các quan chức, nhân viên. Báo TN ghi lại "thành tích đạo chích" của kẻ trộm này như sau.
Trong thời gian gần đây, tình trạng chơm bản quyền khơng chỉ xảy ra trong giới soạn nhạc, mà cịn lan sang sân khấu cải lương, thoại kịch, và cả hài kịch. Về sân khấu hài, thành phần bị chơm bản quyền là những diễn viên từ quê lên tỉnh. Lợi thế của những diễn viên nàu là biết ca vọng cổ, nên việc sáng tác các tiểu phẩm hài kịch "mì ăn liền" khơng khĩ
Tại SG, có 1 thanh niên kiếm sống nhờ dịch vụ trang điểm cho gái bán bar. Chỉ với bộ đồ nghề đơn giản vài ba thỏi son; hai cây chổi quét mặt loại lớn, nhỏ; một cây chì kẻ; hai, ba hộp phấn màu..., nhưng qua bàn tay của thanh niên này, khuôn mặt các cô phục vụ bar trở thành một "thế giới nổi loạn". Tin Nhanh VN viết về thanh niên này như sau.
Tại VN, luật sư được dân gian gọi là "thầy cãi", phần nào chỉ sự ăn nói khôn khéo của họ trước pháp đình. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng phải vướng vào tình cảnh "thần khẩu hại xác phàm". Báo Thanh Niên ghi lại 1 số trường hợp như sau. Cuối tháng 8/2004, ông Nguyễn Xuân Ngữ (59 tuổi, ngụ tại phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, TP.SG) đã gửi đơn đến Tòa án Quận 9
Theo báo quốc nội, toàn thành phố SG có 57 nhóm hài đang hoạt động, trong số đó có đến 2/3 số diễn viên xuất thân từ các đoàn cải lương miền Tây Nam phần. Các đoàn tan rã, họ lên Sài Gòn đi tấu hài kiếm sống. Để được làm diễn viên hài có khi họ phải trả bằng nước mắt.Khi sân khấu cải lương lâm vào cảnh đìu hiu, nhiều nghệ sĩ cải lương rẽ sang nghề tấu hài để nuôi sống gia đình và bản thân.
Tại Sài Gòn, nhà hàng, quán nhậu là nơi tiếng hát bị át đi bởi tiếng cười, nói và tiếng cụng ly của dân ăn nhậu. Do vậy, những nơi này là điểm dừng chân của các ca sĩ mà "sự nghiệp" âm nhạc "lận đận" hay đã kết thúc ở các phòng trà.Báo Người Lao Động ghi nhận tình cảnh của những ca sĩ hát ở quán nhậu qua đoạn ký sự như sau.
Theo báo quốc nội, trên con đường Lê Công Kiều, quận 1 TPSG, có 1 khu phố với những cửa hàng nho nhỏ khiêm tốn bày bán các mặt hàng đồ cổ và đồ mỹ nghệ. Đây là địa chỉ khá quen thuộc của du khách trong và ngoài nước. Việc kinh doanh đồ cổ và giả cổ tại con đường này bắt đầu từ những năm 1980 và bắt đầu phát đạt từ thập niên 1990
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.