Hôm nay,  

Chữ Tín Của Nghề Thợ Bạc

16/04/200100:00:00(Xem: 4853)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, nghề thợ bạc (hay kim hoàn) đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải là nạn thiếu thợ lành nghề có lương tâm nghề nghiệp để giữ uy tín cho một nghề vốn có truyền thống, có tổ nghiệp, trong khi đó nghề này đòi hỏi công nghiệp hoá để đáp ứng nhu cầu thị trường. Báo Lao Động đã viết về hiện trạng nghề thợ bạc ở Sài Gòn với những ghi nhận như sau.

Nghệ nhân một thời “Có người nói, chữ bạc trong nghề thợ bạc (hay kim hoàn) có nghĩa bóng lẫn đen. Người trong nghề, ngày giỗ tổ, đùa nhau, “nhìn thợ nào cúng nhiều đồ trên bàn thờ tổ, là mong được tổ bỏ qua cho những “lem nhem” khi làm nghề"” phóng viên đã hỏi ông Đoàn Thế Lập, chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn Sài Gòn thì được ông cho biết: “Thiệt tình, cũng có những người tham, làm giảm tuổi vàng bằng cách nọ kia, bán ra những sản phẩm vàng không đủ tuổi; vàng 18K phải 75% vàng nhưng chỉ còn 65-50% vàng, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, uy tín người thợ. Vì vậy, mỗi năm ngày giỗ tổ, chúng tôi nghe các nghệ nhân nhắc lại lời tổ truyền “Giữ nhân nghĩa lễ trí tín!”. Những người thợ kim hoàn vẫn răn nhau: “Tham thì mù mắt, cụt tay. Nghề nó bỏ mình, không sớm thì muộn”. Ông Lập nói tiếp: nghệ nhân kim hoàn đất Sài Gòn giờ chỉ còn một số người như ông Hai Hỷ, Ba Khách, Kim Phớc, Hai Tiêm, Năm Méo..., mỗi người giỏi một ngón nghề: Đồ giũa, đồ đậu, đồ ngang, chạm trổ. Có người còn giữ được tác phẩm đặc biệt nổi rõ tay khéo thợ Sài Gòn cách đây hơn trăm năm như ông Trà Văn Giỏi có sợi dây chuyền vàng 18K rất mảnh, mặt dây là một con công; đeo dây chuyền trước ngực, công múa theo mỗi bước chân đi. Có người như ông Ba Khách học nghề ở thầy Sáu Cang bên Campuchia, được đặt làm sợi dây chuyền như một cành hoa để bà Monique vợ Hoàng thân Shihanouk đóng phim “Bóng hoàng hôn”, làm chiếc lắc tay cho vợ cựu Tổng thống Indonesia Sukarno.

Ông Ba Khách tự hào nói: tôi mở lớp, học trò đến học. Các con tui nói: “Cha làm vậy là giết tụi con, những người con ruột thịt nối nghiệp cha. Tui hỏi lại, đời sống ngày một cao, ngời ta xài đồ trang sức ngày một nhiều. Các con có sức làm hết việc không" Thợ trẻ giờ học nghề lẹ hơn tụi tôi nhiều lắm. Tiếp thu nhanh, lại sáng ý”. Còn anh Seng, con thứ 4 của ông Ba Khách thì nói: “Chúng tôi tự hào có ngời cha tận tâm truyền nghề cho học trò”. Anh Seng ở tuổi 40 đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân”, nhiều lần tham dự ban giám khảo các cuộc thi hội chợ thời trang toàn quốc.

Bạn,
Báo quốc nội cho biết: trong thực tế, có những người không được đào tạo nghề một cách bài bản, chủ yếu học “lóm” nghề, rồi chỉ vì có vốn, họ vẫn đứng ra mở tiệm, làm hàng, tự giới thiệu là thợ kim hoàn. Một thợ vàng có 25 năm trong nghề nói rằng đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tuổi vàng bị sụt trong các sản phẩm. Một nghệ nhân nhận xét nghề thợ bạc ở VN hiện nay còn mang nặng yếu tố gia đình; các nghệ nhân truyền nghề chủ yếu cho con cháu mình. Nhiều người thành nghề rồi, chỉ muốn làm tư, vì không chịu đợc những quy định, kỷ luật lao động trong các công ty, xưởng sản xuất tập trung. Từ hiện trạng nói trên, nghề thợ bạc thiếu nhiều người giỏi để phát triển một nghề làm đẹp thêm đời sống con người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.