Hôm nay,  

Lập ‘bến Đợi’ Xin Con

19/11/200500:00:00(Xem: 6638)
Bạn,

Theo báo quốc nội, tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, có những phụ nữ không chồng nhưng lại khao khát được làm mẹ. Để làm được điều này, họ phải ra ở riêng trong những ngôi nhà mà người dân ở đây gọi là ''bến đợi". Những người phụ nữ kém may mắn về đường tình duyên đã làm ra những ngôi nhà như thế để mong có được một đứa con. Gần một trăm căn nhà, lập nên một cách đường hoàng trong cái nhìn cảm thông và nhân ái của mọi người. Hàng chục năm nay, nhiều người phụ nữ ở trong những ngôi nhà này đã ở vậy nuôi con khôn lớn và có người đã sắp làm bà. Báo Nông Thôn VN ghi lại tình cảnh của những phụ nữ này qua đoạn ký sự như sau.

Phóng viên đến thăm gia đình chị Tăng Thị Ng., cũng giống như nhiều phụ nữ, chị cũng từng lập ''bến đợi chồng''. Chị kể: ''Là một cô giáo, tôi đã suy nghĩ rất nhiều trước khi gửi đơn lên phòng giáo dục bày tỏ mong muốn sinh con. Thật may, phòng đã đồng ý ". Vuốt nhẹ mái tóc của cô con gái yêu, chị cười mãn nguyện: "Cháu lên bảy, rất ngoan và yêu mẹ". Ở làng này, ngoài chị là giáo viên còn có rất nhiều cô giáo khác cũng lập "bến đợi chồng" vì tình yêu của họ không may mắn.

Chị Lê Thị Q. năm nay đã gần 60 tuổi, có đứa con trai đầu 25 tuổi làm công nhân, cô con gái thứ hai đã học xong cao đẳng nông lâm nghiệp. 40 năm trước, sự bất hạnh đã khiến chị phải trở thành thành viên bất đắc dĩ của làng ''bến đợi''. Lấy chồng từ năm 18 tuổi, nhưng niềm vui chưa tày gang thì chồng chết. Chị không thiết sống nữa nhưng cuối cùng vẫn phải sống. Sau đó cũng có rất nhiều người theo đuổi nhưng chị vẫn nhất mực từ chối. Mẹ chị thấy thương con quá bèn làm cho một căn nhà ở đầu vườn, có lối đi riêng. ''Mày ra đó ở may ra có ai thương tình, kiếm lấy đứa con mà đỡ đần về già''. Chị gạt nước mắt chấp thuận bước sang một trang mới với đầy lo âu và tủi phận. Rồi cái gì tới cũng đã tới, người đàn ông nửa đêm đến gõ cửa, chị nín thở chờ đợi niềm hạnh phúc mong manh...

Bạn,

Cũng theo báo Nông Thôn VN, những ngôi nhà như thế này đã mọc lên từ lâu nhưng không vì thế mà làm xáo trộn cuộc sống của nhiều gia đình trong xã. Một phụ nữ làm việc trong Hội phụ nữ xã nói: ''Làng quê chúng tôi từ bao đời nay vốn có truyền thống sống hiền hòa, hương ước của làng cũng không có một điều gì trói buộc người phụ nữ. Đàn ông trong làng cũng rất thông cảm nên không có chuyện cát cứ, ngăn cản người ngoài làng vào gặp gỡ và giao lưu cùng chị em. Chưa có một vụ ly hôn nào trong xã liên quan đến những ngôi nhà ''bến đợi'' này. Tất nhiên là cũng có chuyện vợ chồng trong một số gia đình hục hặc vì ''nó giống con mình quá, lại ở gần''. Nhưng tuyệt đối không có chuyện đánh ghen hay vợ chồng ly thân, ly hôn. Các cháu bé ở đây được khai sinh đầy đủ, chỉ thiếu một điều là trong phần khai sinh về nguời cha đều để trống".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm Thứ Hai là một ngày đặc biệt: Tết Tây Tạng, tính theo lịch Tây Tạng. Còn gọi là Ngày Losar.
Vô tư, thoải mái... cứ nhận xe biếu. Đó là chuyện mới lộ ra ở vài nơi. Biếu ai? Dĩ nhiên, xe biếu cán bộ. Vì không lẽ, biếu xe cho hội người già, cho trại nuôi trẻ em mồ côi...
Ông là một kỹ sư, nhưng nổi tiếng nhờ các tác phẩm nghệ thuật. Ông viết truyện ngắn, soạn kịch, nghiên cứu Phật học, và bản thân ông đã thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam
Trước tiên, một trí thức tuyệt vời là Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, chuyên gia đầu ngành về sản khoa Việt Nam chia sẻ trăn trở vấn đề bác sỹ ở Việt Nam trình độ,
Hôm nay vừa nghe tin một ngôi sao vừa băng, mới giựt mình, thấy rằng thời gian bay qua như mộng: Đạo diễn Lê Mộng Hoàng qua đời...
Nhà nước cam kết sẽ tiếp xúc hồ sơ cô Đoàn Thị Hương, người bị bắt trong vụ ám sát Kim Jong-nam, anh của lãnh tụ Bắc Triều Tiên.
Chỉ vì một bản tin nhầm lẫn về chiếc xe của ông Bí Thư Đà Nẵng, tờ báo liền bị đóng cửa. Trong khi đó, câu hỏi về tài sản những người giaù ở VN vẫn chưa có câu trả lời.
Việt Nam có thể chống tham nhũng được không? Hình như câu hỏi này đưa ra hoài, nhưng chưa bao giờ thấy kết thúc. Đôi khi, nhà nước trình diễn mở hội nghị chống tham nhũng…
Một thời, hình ảnh thầy cô là những gì rất mực thiêng liêng... Sau ba mẹ, là tới thầy cô. Ba mẹ cho chúng ta thân người, nhưng thầy cô sẽ cho chúng ta tâm hồn.
Đó là chuyện ai cũng biết. Từ hồi mới 1975, là chuyện lý lịch... Học tài, thi lý lịch là thường. Cũng là một dạng “cả họ làm quan.” Rồi tới những chuyện “nhân thân tốt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.