Hôm nay,  

Đội Quân Xóm Mì Gõ

8/21/199900:00:00(View: 8293)
Bạn,
Do cuộc sống khó khăn, hàng trăm ngàn cư dân vùng quê của một số tỉnh ở Trung nguyên Trung phần đã rời bỏ ruộng vườn vào Nam để tìm kế mưu sinh. Họ kiếm sống bằng các nghề mà ngành quản lý lao động CSVN gọi là lao động phổ thông như: khuân vác ở bến xe, bến tàu; phụ thợ hồ, chạy xe ôm, bán hàng rong... Tại một xã ở tỉnh Quảng Ngãi, gia đình nào cũng đều có người đi bán “mì gõ” tại Sài Gòn, họ tạm cư trong các xóm lao động ở các quận như Tân Bình, quận 6, quận 10 Sài Gòn, và từ đó các xóm mì gõ đã hình thành. Đội quân phụ việc cho các xe mì gõ là các trẻ em cùng quê được chiêu mộ theo hợp đồng miệng hàng năm, con số này lên đến hơn 2 ngàn em. Thân phận của những người tha phương tại các xóm mì gõ được báo Sài Gòn ghi nhận như sau:
Tại xã Phổ Cường, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi có 1,200 hộ dân thì gần như 100% nhà đều có người đi bán mì gõ tại TP.SG. Ruộng vườn đất đai được giao lại cho những người già cai quản. Còn thanh niên trai tráng, kể cả những cặp vợ chồng mới cưới cũng dắt nhau vào thành phố để lập nghiệp. Anh Q, ngụ tại xã Phổ Cường đã có 12 năm bán mì gõ, nay đã giải nghệ về quê cho biết từ những năm 1982, một số người cùng xã vào thành phố bán hủ tiếu cho các quán người Hoa ở quận 5, sau đó học được công nghệ đứng ra bán riêng, nhưng do không có mặt bằng nên áp dụng hình thức bán rong. Bán rong thì phải cần người rao, thế là họ về quê tuyển dụng lao động trẻ em. Lúc đầu chỉ là con em trong nhà, sau mở rộng ra đến bà con lối xóm. Có người làm chủ một lúc 10 xe, thuê 30 trẻ từ 12 đến 14 tuổi hàng đêm rảo bước gõ lốc cốc trên khắp nẻo đường Sài Gòn. Bây giờ ở thành phố đã xuất hiện những xóm mì gõ, thậm chí có nơi còn ghi bảng hướng dẫn “xóm mì gõ Quảng Ngãi” trên các cột điện đầu hẻm. Tập trung thành những tập đoàn mì gõ, họ cũng phân chia địa giới làm ăn hẳn hoi. Ai vi phạm sẽ bị xử theo luật mì gõ, bị cô lập, đánh đuổi, thậm chí còn bị tịch thu xe. Những xóm mì gõ đông đúc có tiếng ở thành phố là khu Tân Phú, phường 17 quận Tân Bình; đường Tân Hóa, quận 6; phường 19 quận Tân Bình; hẻm 16 F đường Ba Tháng Hai, quận 10; phường 12 quận Gò Vấp. Ông Lâm Võ Hùng, chủ một xe mì gõ tại khu Nghĩa Hòa, phường 6, Tân Bình cho biết mỗi đêm ông thu nhập được khoảng 80 ngàn đồng (chưa đến 6 đô), trừ tiền công trả cho 2 đứa trẻ gõ thuê, mỗi tháng thu nhập được hơn 2 triệu đồng. Đây là một thu nhập khổng lồ so với ở quê làm ruộng. Ông Hùng cho biết khi rời quê phải thuê người làm ruộng, vì nếu không làm thì địa phương thu hồi ruộng.

Bạn,
Cũng theo báo Sài Gòn, hàng năm trên đoạn đường đi ngang qua xã Phổ Cường, khách qua đường chứng kiến hàng chục xe ca chở đầy ắp trẻ em từ các miền quê trong tỉnh Quảng Ngãi vào Sài Gòn. Một cư dân địa phương cho phóng viên biết theo hợp đồng của các chủ bán “mì gõ”, mỗi năm các trẻ được trở về nhà một lần vào dịp tết và thường cuối tháng giêng Âm lịch lại quay về Sài Gòn để thực hiện hợp đồng mới, thật sự chỉ là khẩu ước giữa chủ và các em. Hiện nay tại xã Phổ Cường nói trên có ít nhất 1 ngàn người vào Sài Gòn mưu sinh bằng bán mì gõ, mỗi xe cần 2 em, như vậy số lượng trẻ em lên đến 2 ngàn. Vào mỗi dịp đầu năm, các chủ xe bỏ ra vài tuần đi về Quảng Ngãi, lùng sục khắp nơi, từ các huyện miền núi, com em các sắc dân thiểu số, đến tận đảo Lý Sơn. Sau khi tuyển được người, các chủ xe hùn với nhau thuê nguyên một chiếc xe đò chở các em về Sài Gòn, và thế là các xóm mì gõ lại có thêm những cư dân mới, đó là những trẻ em khốn khổ, tha phương cầu thực, chuyện học hành đối với các em đã trở thành chuyện ngày qua dù các em chỉ mới mười hai, mười ba...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo cáo mới nhất về chỉ số niềm tin người tiêu dùng (NTD) của Nielsen, công ty thông tin và đo lường toàn cầu, niềm tin của NTD Việt tiếp tục đạt vị trí cao trong quý 1/2016
Anh là ai, và ước muốn làm gì cho đồng bào mình? Anh Trần Huỳnh Duy Thức là người chông cường quyền, bị án nặng nhất trong thập niên qua, và anh yêu thương dân tộc mình thiêt tha.
Nhà nước CSVN có biệt tài đi trước đón đầu... Trong khi thế giới thắc mắc về tình hình nhân quyền VN, Đảng CSVN suy nghĩ nát óc về độc chiêu: dàn trận cởi mở đồng tính...
Có phải Sài Gòn đang tụt hậu? Nếu so với cả nước, câu trả lời là không phải. Nếu so với các thành phố trong khu vực, câu trả lời là đúng vậy.
Hãy hình dung rằng bạn sống kế bên nhà máy sản xuất xi măng, sẽ thấy bụi xi măng phủ trắng ruộng lúa, cỡ một năm sau khi nhà máy hoạt động, nông dân phaỉ bỏ lúa và rủ nhau bệnh dài dài...
Chuyện xảy ra giữa Hà Nội, nơi cả guồng máy công quyền chỉ giỏi đàn áp dân, nhưng bê tha tới mức rác khắp nơi vẫn không chịu dọn…
Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng còn có bí danh là Trọng Lú, có vẻ như đã bị một báo trong nước khêu nhẹ, khi bàn chuyện cá chết...
Hình như đạo đức đã biến mất trong xã hội đời thường? Có vẻ như người ta không tử tế với nhau, thậm chí cũng chẳng biết trân trọng các trẻ em chưa bước vào đời.
Bản tin nói, có 29,1% trẻ TP SG mắc hen suyễn, tổ chức y tế ISSAC chuyên nghiên cứu về hen suyễn và dị ứng ở trẻ em trên toàn cầu đánh giá đây là khu vực mắc bệnh hàng đầu châu Á.
“Giám đốc sở Y tế Quảng Ngãi khuyến cáo người dân không nên hoang mang trước thông tin phát hiện một số hạt nghi là nhựa giống hạt gạo lẫn trong gạo khi một người dân mua về dùng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.