Hôm nay,  

Ép Con Học Quá Sức

25/04/200500:00:00(Xem: 5242)
Bạn,
Theo báo quốc nội, nhiều phụ huynh học sinh ở Sài Gòn đã ép con mình học quá sức. Tình trạng này đã để lại hậu quả và di chứng nặng nề: trẻ bị tâm thần, hoặc bỏ nhà đi bụi, sống buông thả, dễ rơi vào vòng trộm cướp ma túy. Với nữ là nguy cơ tự tử. Và, hầu như các trẻ em bị ép học đều mất lòng tin, tình cảm dành cho cha mẹ, đôi khi sinh lòng thù hận cả bậc sinh thành. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này như sau.
Bác sĩ Lâm Xuân Điền (Giám đốc BV Tâm Thần TPSG) báo động, thời gian gần đây số lượng học sinh đến khám bệnh đông, nhất là gần mùa thi và sau mùa thi (từ tháng 4 đến tháng 9): trung bình khoảng 80-100 bệnh nhân/ngày, tăng gấp đôi, gấp ba so với các ngày khác trong năm.Nguyên nhân là do học sinh bị ép học hành quá mức, không được quan tâm về tinh thần, thiếu thời gian vui chơi, giải trí.
Đứng ở hành lang phòng khám trẻ em thuộc BV Tâm Thần, cô bé Đặng Thu Thuỷ, 10 tuổi, cứ chỉ tay xuống đất rồi cười ngặt nghẽo. Cười độ 5 phút, em lăn đùng ra đất giãy đành đạch rồi lại khóc tấm tức. Nước mắt giàn giụa trên gương mặt đau khổ của mẹ Thuỷ. Chị than: "6 giờ sáng nó đã phải vào lớp. Trưa về làm bài tập ở nhà dưới sự kiểm tra của ba mẹ, tối lại vào trường để trả bài cho cô giáo do cháu đang học lớp cuối cấp, phải chạy đua trong mùa thi. Học như thế làm sao không phát bệnh cho được"" Thật đau lòng khi chứng kiến Nguyễn Hoàng Khánh, học lớp chuyên tại một trường trung học cơ sở (lớp 6-9) ở quận 1, đang ngồi trước cửa phòng khám bệnh và đọc làu làu bảng cửu chương.

Theo bác sĩ điều trị, Khánh có học lực khá, gần đây gia đình phát hiện mỗi khi đến giờ học ở nhà, làm bài tập được độ nửa tiếng, em lại vứt hết tập sách ra đường, cởi quần áo quăng khắp nơi, nạt nộ, chửi rủa cha mẹ. Đến phòng khám, bác sĩ phát hiện Khánh bị rối loạn hành vi chống đối, kết quả của sự bị gò bó trong ăn uống, học hành, vui chơi... từ gia đình. Hùng học lớp 2, có mẹ là viên chức ngân hàng vừa phải chuyển công tác từ Long An lên TP làm việc. Sợ con chuyển trường mới, không theo kịp bạn bè ở TPSG, chị đã ép con học thêm đến tối mắt tối mũi.
Bạn,
Báo NLĐ viết tiếp: thay vì tạo môi trường học tập, vui chơi phù hợp, hoặc giảm áp lực học tập khi trẻ có dấu hiệu phát bệnh, phụ huynh thường không chấp nhận, chống đối quyết liệt kết quả khám bệnh và lời khuyên của bác sĩ. Do đó từ những triệu chứng báo động ban đầu như khó ngủ, nhức đầu, cáu gắt, nói dối, nói nhảm... Học sinh đã đi đến chỗ bị rối loạn hoạt động tâm thần.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.