Hôm nay,  

Độc Chiêu Của ‘tôm Tặc’

07/07/200400:00:00(Xem: 6242)
Bạn,
Trong số các huyện ngoại thành Sài Gòn, huyện Cần Giờ là huyện nghèo nhất. Do diện tích trồng trọt quá ít, nhiều gia đình nông dân mưu sinh bằng nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó, nuôi tôm là nguồn mưu sinh chính. Thế nhưng, theo báo SGGP, trong 6 tháng đầu năm 2004, nhiều gia đình cư dân ở huyện Cần Giờ mưu sinh bằng nghề nuôi tôm đã khốn đốn vì nạn trộm tôm. Các băng trộm tôm luôn tung các độc chiêu khi hành nghề, nhiều trại tôm đã bị trộm sạch. Tháng 6 vưà qua, nạn trộm tôm rộ lên, đặc biệt là vào mùa Euro này. SGGP gọi dân trộm tôm là "tôm tặc" và ghi nhận về hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Tại xã Bình Khánh, một gia đình vừa bị trộm tôm, cho biết bọn trộm tôm ra "chiêu" độc lắm: Chúng tháo ống bọng cho đến cạn queo, mặc cho tôm theo nước ra sông. Đến khi vuông tôm đã cạn nước, chúng dùng thúng, dùng rổ xúc càn, xúc đại, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, nếu có động tĩnh là chúng chuồn nhanh, bỏ lại sự thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm. Điều đáng quan tâm là bọn trộm đã điều nghiên rất kỹ về tình hình các vuông tôm. Chúng biết rõ từng vuông tôm nào sắp thu hoạch để ra tay.

Hành tung của bọn trộm rất tinh vi, hầu hết bọn chúng đến từ phía bên kia sông Lòng Tàu, chèo thuyền sang bên này dưới hình thức đi giăng câu, kéo lưới. Chờ có dịp thuận lợi là chúng ra tay, không cần đợi đến đêm hôm, tối trời. Một kiểu trộm khác cũng khá độc chiêu là chúng thả lưới, mỗi lần kéo lưới là có khoảng 25-30 kg tôm. Ông Bảy Xíu, ở xã Bình Khánh là nạn nhân của kiểu trộm này. Ông trầm ngâm nhớ lại: "Tôi rọi đèn pin đi kiểm tra vuông tôm không thấy gì, 20 phút sau kiểm tra tiếp thì phát hiện một tay lưới đang giăng trong vuông tôm, tôi kéo lên thì tôm vướng lưới đem cân đến 27 kg, trên bờ đê còn để lại dấu nước của bọn trộm tôm kéo lưới đi qua mà mình không phát hiện kịp - Bảy Xíu nhẩm tính - Nếu tính một lưới bình quân 25kg, trong 15 phút chúng có thể kéo 3 lưới, mất toi cả 75kg".
Bạn,
Báo SGGP dẫn lời 1 viên chức xã Bình Khánh huyện Cần Giờ, cho biết: "Xã đã phải tăng cường mọi biện pháp, huy động tất cả các lực lượng dân quân để bắt các băng trộm tôm. Nhưng do tình hình địa bàn quá rộng lớn nên việc ngăn chận chưa có hiệu quả". Trước sự bất lực của cơ quan chức năng địa phương, nạn "tôm tặc" vẫn diễn ra hàng đêm, nhiều gia đình nông dân đã trắng tay vì đại nạn này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, tại VN, chuyện nhiều thiếu niên tụ tập thành băng nhóm đua đòi ăn chơi, quậy phá đã không còn là hiện tượng riêng biệt. Sự hư hỏng và tính chất côn đồ còn tăng lên ở mức độ báo động khi thiếu tiền xài, mua sắm. Các nhóm thiếu niên này sẵn sàng lao vào con đường trộm cắp, cướp của, thanh toán theo kiểu xã hội đen chỉ để chứng tỏ mình là "người lớn", là dân "anh chị.
Theo báo Lao Động, trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Bình Long-PhướcLong cũ), hàng ngàn gia đình nông dân có vườn trồng cà phê đang lao đao lỗ đậm. Toàn tỉnh này có 401,000 hecta đất nông nghiệp, trong đó có hơn 39,000 hecta đất trồng càphê chiếm khoảng 10% diện tích đất nông nghiệp trên toàn tỉnh. Mùa cà phê năm nay mất giá
Theo báo Tuổi Trẻ, tại tỉnh Hậu Giang có một chuyện rất lạ: học sinh vừa học vừa phải lấy tay bịt mũi hoặc đeo khẩu trang, còn tay kia thì gãi lia lịa vì ruồi nhặng tấn công tới tấp. Nhiều học sinh bị ngất xỉu khi đang ngồi học hoặc choáng váng phải lên phòng y tế sơ cấp cứu. Nguyên nhân là do những đống bã bùn rộng trên 2 mẫu của 1 nhà máy đường thải ra. Báo TT ghi nhận về thực trạng này như sau.
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 19/12 vưà qua, ga Sài Gòn đã tổ chức bán vé cho hành khách đi từ Huế ra Hà Nội trong hai ngày 19 và 20 tháng chạp âm lịch. Theo quy định của nhà ga, khách phải xuất trình căn cước.Nhưng khác với hai ngày khởi động bán vé tàu tết trước đó, trong ngày Chủ nhật 19/12, dòng người đến xếp hàng chờ lấy vé tăng vọt, nhiều người đến từ trước 0 giờ để chờ mua vé.
Theo báo quốc nội, chưa có nơi nào lắm chợ như TPSG. Thành phố có bao nhiêu con đường thì số chợ sẽ còn hơn như thế. Không chỉ "phong phú, đa dạng" của các loại hình chợ, mà còn kéo theo đó là sự lôi thôi, luộm thuộm của phố xa. Báo Người Lao Động ghi nhận về hiện trạng này như sau.
Tại miền Tây, Cù lao Tân Lộc được mệnh danh là xứ vườn, hiền hòa, thơ mộng nằm giữa sông Hậu thuộc huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, gần đây Tân Lộc còn có tên gọi mới: "Đảo Đài Loan". Bởi vài năm nay, Tân Lộc trở thành một trong những xã ở đồng bằng sông Cửu Long có đông người lấy chồng ngoại
Chuyện xảy ra tại tỉnh Long An, một người đàn bà ở thị xã Tân An, đã đến huyện Thạnh Hóa hỏi cưới một cô gái về làm vợ bé của chồng bà. Sau đó, biến cô gái này thành kẻ hầu hạ đặt dưới sự quản lý nghiêm ngặt của bà. Câu chuyện này được đồn đại trong nhiều ngày qua ở tỉnh này. Phóng viên báo Người Lao Động ghi lại chuyện này như sau.
Bất cứ ai từng sống ở đất Sài Gòn, hẳn đã ít nhất một lần trong đời nghe văng vẳng bên tai điệp khúc: "Răng vàng, bạc vụn, tiền cũ, tiền xưa, ghế bàn, giường tủ, máy móc hư, sắt vụn... bán không"" Đó là tiếng rao của dân thu mua phế liệu mà giới bình dân gọi dân ve chai. Trong phóng sự "vương quốc ve chai"
Trên địa bàn các tỉnh phía Bắc của miền Trung, có huyện Lệ Thủy là vựa lúa của tỉnh Quảng Bình. Thế nhưng, tại huyện này có làng Thống Nhất thuộc xã Mỹ Thủy lại luôn phải đối mặt với nạn đói, dân cả làng lại không có đất làm ruộng. Nỗi lo lớn trong đời người nông dân là mất mùa. Nhưng có lẽ, đau hơn cả nỗi lo ấy là làm nông dân mà không có ruộng.
Theo báo Tuổi Trẻ, mỗi ngày trên địa bàn thành phố Sài Gòn có hàng trăm tấn bùn cống bị lén lút đem đi đổ bừa bãi khắp nơi, và đến nay thì tình trạng này vẫn tiếp diễn. Điều đáng nói là trong khi các tài xế hằng ngày phải lén lút chở bùn cống đi đổ khắp nơi thì người dân lại liên tục cầu cứu các cơ quan chức năng địa phương...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.