Hôm nay,  

Độc Chiêu Của ‘tôm Tặc’

7/7/200400:00:00(View: 6231)
Bạn,
Trong số các huyện ngoại thành Sài Gòn, huyện Cần Giờ là huyện nghèo nhất. Do diện tích trồng trọt quá ít, nhiều gia đình nông dân mưu sinh bằng nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó, nuôi tôm là nguồn mưu sinh chính. Thế nhưng, theo báo SGGP, trong 6 tháng đầu năm 2004, nhiều gia đình cư dân ở huyện Cần Giờ mưu sinh bằng nghề nuôi tôm đã khốn đốn vì nạn trộm tôm. Các băng trộm tôm luôn tung các độc chiêu khi hành nghề, nhiều trại tôm đã bị trộm sạch. Tháng 6 vưà qua, nạn trộm tôm rộ lên, đặc biệt là vào mùa Euro này. SGGP gọi dân trộm tôm là "tôm tặc" và ghi nhận về hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Tại xã Bình Khánh, một gia đình vừa bị trộm tôm, cho biết bọn trộm tôm ra "chiêu" độc lắm: Chúng tháo ống bọng cho đến cạn queo, mặc cho tôm theo nước ra sông. Đến khi vuông tôm đã cạn nước, chúng dùng thúng, dùng rổ xúc càn, xúc đại, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, nếu có động tĩnh là chúng chuồn nhanh, bỏ lại sự thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm. Điều đáng quan tâm là bọn trộm đã điều nghiên rất kỹ về tình hình các vuông tôm. Chúng biết rõ từng vuông tôm nào sắp thu hoạch để ra tay.

Hành tung của bọn trộm rất tinh vi, hầu hết bọn chúng đến từ phía bên kia sông Lòng Tàu, chèo thuyền sang bên này dưới hình thức đi giăng câu, kéo lưới. Chờ có dịp thuận lợi là chúng ra tay, không cần đợi đến đêm hôm, tối trời. Một kiểu trộm khác cũng khá độc chiêu là chúng thả lưới, mỗi lần kéo lưới là có khoảng 25-30 kg tôm. Ông Bảy Xíu, ở xã Bình Khánh là nạn nhân của kiểu trộm này. Ông trầm ngâm nhớ lại: "Tôi rọi đèn pin đi kiểm tra vuông tôm không thấy gì, 20 phút sau kiểm tra tiếp thì phát hiện một tay lưới đang giăng trong vuông tôm, tôi kéo lên thì tôm vướng lưới đem cân đến 27 kg, trên bờ đê còn để lại dấu nước của bọn trộm tôm kéo lưới đi qua mà mình không phát hiện kịp - Bảy Xíu nhẩm tính - Nếu tính một lưới bình quân 25kg, trong 15 phút chúng có thể kéo 3 lưới, mất toi cả 75kg".
Bạn,
Báo SGGP dẫn lời 1 viên chức xã Bình Khánh huyện Cần Giờ, cho biết: "Xã đã phải tăng cường mọi biện pháp, huy động tất cả các lực lượng dân quân để bắt các băng trộm tôm. Nhưng do tình hình địa bàn quá rộng lớn nên việc ngăn chận chưa có hiệu quả". Trước sự bất lực của cơ quan chức năng địa phương, nạn "tôm tặc" vẫn diễn ra hàng đêm, nhiều gia đình nông dân đã trắng tay vì đại nạn này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Từ lâu, tại VN, trong suy nghĩ của nhiều người, nghề cửu vạn (bốc vác, tải hàng) tại các bến xe, thương cảng, nhà kho, chỉ dành cho nam giới, nhưng nay ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào nghề này. Và trên đường mưu sinh, phụ nữ làm nghề này cũng còn nhiều điều thảm thương. Báo Bình Định viết về những phụ nữ kiếm sống bằng nghề bốc vác hàng tại thành phố Qui Nhơn như sau.
Tại 1 trường trung học phổ thông (lớp 10-12) ở thành phố SG, mỗi khi tiếng trống tan học vang lên, cũng là lúc hàng loạt các chuông điện thoại di động (ĐTDĐ) của nhóm học sinh nhà giàu í ới gọi nhau với đủ các loại âm thanh. Phần lớn đó là các tin nhắn, các cuộc gọi hò hẹn. Báo Ngôi Sao gọi đây là trò chơi dế và ghi nhận như sau.
Chuyện trong lá thư này là chuyện những người dân ở vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang, kiếm sống bằnng nghề leo hái cây thốt nốt ở độ cao 10 đến 15 mét. Đây là nghề hết sức nguy hiểm. Người làm nghề leo thốt nốt không có bất kỳ dụng cụ bảo hộ nào, vậy nê n nguy cơ "sinh nghề tử nghiệp" rất cao... Báo Pháp Luật TPSG viết như sau.
Theo báo quốc nội, tại vùng biên giới VN-Trung Quốc, khu chợ Đông Hưng thuộc địa phận TQ có một "trung tâm thương mại" chuyên phục vụ cho dân chơi, nhân viên là các cô gái Việt Nam với những trang phục rất mát mẻ. Trong tòa nhà trước đây là một trung tâm thương mại, các "giai nhân" đứng, ngồi lố nhố trước cửa từng ki-ốt. Cô nào ăn mặc cũng hết sức "mát mẻ"
Hơn 2 tháng qua, khu vực Bắc phần hầu như không có mưa. Mưa ít nên lượng nước các dòng sông suối hiện chỉ còn bằng 45% so với trung bình nhiều năm. Hơn 1 triệu ha ruộng ở đồng bằng Bắc phần đang cạn khô nằm phơi mình chờ mưa. SGGP ghi nhận về thực trạng hán hạn tạo miền Bắc VN như sau. Dọc quốc lộ 1 ven theo 3 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng là Hà Nội, Hà Tây
"Hung thần trên biển" là biệt danh mà ngư dân Phan Thiết, Hàm Tân và Tuy Phong đặt cho thuyền làm nghề giã cào của các tỉnh khác đến Bình Thuận khai thác. Với công suất từ 400-500CV, các "hung thần" này không chỉ khai thác hải sản không đúng địa phận mà còn làm thiệt hại tài sản cho các tàu thuyền nhỏ của ngư dân địa phương, ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt hải sản.
Tại miền Bắc VN, mỗi năm sông Hồng có một mùa nước cạn. Nhưng năm nay, nhiều đoạn trên sông Hồng cạn đến trơ đáy, dân địa phương có thể lội qua được. Hiện trạng này đã gây khốn khổ cho những gia đình nghèo các xóm chài ven sông Hồng, kiếm sống bằng công việc đánh bắt cá trên sông. Những ngày hạ tuần tháng 12 này, nhiều dân chài chỉ còn biết ngồi chờ con nước lên.
Trên địa bàn TPSG, dòng kênh Nhiêu Lộc được mở chạy dài qua nhiều quận nội thành, và cũng từ khi "con kênh đen đen" này hình thành thì hàng loạt quán nhậu cũng theo đó mà xuất hiện, chủ yếu là về đêm. Từ khu vực cầu Thị Nghè (dọc đường Hoàng Sa, quận 1) chạy dọc theo bờ kè đến khu vực chung cư Miếu Nổi có quá nhiều quán nhậu đêm. Báo Ngôi Sao viết như sau.
Tại VN, các phòng trà bây giờ như nấm mọc sau mưa. Đó là mảnh đất để các ca sĩ mới vào nghề có cơ hội thể hiện giọng hát của mình. Tuy nhiên không ít phòng trà đã trở thành điểm hẹn của các cuộc tình chớp nhoáng giữa ca sĩ và những kẻ lắm tiền.Những sự việc xảy ra liên tiếp gần đây liên quan đến các ca sĩ có danh cũng như vô danh khiến nhiều người thất vọng.
Hàng năm cứ đến mùa Noel, nhiều sinh viên nghèo đã kiếm tiền bằng những công việc làm thêm như làm ông già Noel, gửi qua, trang trí... Vốn lận lưng chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng, vừa mua quà vừa chi trả khoản mướn quần áo ông già Noel và chi phí đi lại. Ai kêu gì thì đặt ở cửa hàng rồi đi giao theo yêu cầu ngày giờ, địa điểm của khách hàng, món quà giá trị bao nhiêu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.