Hôm nay,  

Lễ Rước Lợn Tạ Ơn

19/02/200500:00:00(Xem: 5085)
Bạn,
Tại miền Bắc VN, vào trung tuần tháng giêng hàng năm, tại La Phù, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, có lễ rước lợn vưà để bày tỏ lòng biết đối với Thành hoàng của làng, vưà cầu xin mưa thuận gió hòa.Chính lễ diễn ra vào ngày 13 tháng giêng, khi màn đêm đã buông xuống. 12 thôn xóm trong xã từ khắp ngả đổ về sân đình và đại biểu cho mỗi xóm không phải là các bô lão, không phải là các chàng trai, cô gái tài năng xinh đẹp mà là những chú lợn lễ. Báo Hà Tây viết về lễ này như sau.
Lợn lễ được chọn rất kỹ lưỡng, phải thật to (mỗi con cỡ chừng hơn 100 kgï), thật đẹp, được làm sạch sẽ, được trang điểm bằng hoa tươi, giấy màu, sau đó đặt trên kiệu lớn với 8 người rước. Khi các nghi lễ trang trọng kết thúc cũng là lúc lợn lễ hoàn thành "thiên chức" của mình bằng việc được xẻ ra, chia đều cho các nhà trong xóm. Tất cả hoàn thành khi ánh ban mai còn chưa kịp tới. Nhưng đó chỉ là đoạn cuối của một cuộc hành trình mà xuyên suốt là lòng biết ơn, trân trọng với người có công với dân, với làng xóm.

Theo lời cụ Nguyễn Thế Được, người được coi là pho sử của đất La Phù, lễ hội độc đáo này đã có cách đây hàng ngàn năm. Truyền thuyết kể rằng có một lạc tướng dưới thời Hùng Vương đã giúp La Phù có cuộc sống bình yên, hạnh phúc, dân nhớ ơn xin lập ngài làm Thành hoàng làng. Dựa vào tích ngày trước ngài khao quân, dân trong vùng mang lợn sống đến dâng, hàng năm cứ vào ngày giỗ của ngài người dân La Phù lại tổ chức lễ rước lợn vừa để tỏ lòng biết ơn, vừa cầu xin mưa thuận gió hoà... Để có đám rước trang trọng đầu xuân mới, các xóm phải chọn nhà "đăng cai" nuôi lợn lễ. Gọi là chọn nhưng nhà nào cũng coi việc "đăng cai" là niềm vinh dự nên tranh nhau xin nhận. Lạ một nỗi là ai được nuôi lợn lễ là năm đó cả nhà gặp rất nhiều may mắn, làm gì cũng thuận lợi. Vì là lễ vật dâng Thánh nên lợn được nuôi cực kỳ cẩn thận, nuôi riêng, cho ăn, vệ sinh cũng theo cách đặc biệt. Đấy là chưa kể hàng ngày phải thắp hương cúng thổ địa... Người làng khác có thể thấy rườm rà, nghi lễ quá nhưng người dân La Phù làm tất cả các việc đó trong hàng tháng trời, cho tới ngày hội rước với tất cả lòng thành tâm, tự nguyện.
Bạn,
Cũng theo báo Hà Tây, lễ rước lợn đầu xuân của người La Phù đã có từ rất lâu nhưng vẫn hoà hợp với cuộc sống hiện đại. Vẫn có những quy định khá ngặt như không được mặc áo màu đỏ và màu vàng trong hội lễ, phụ nữ không được vào trong điện thờ (vì Thánh không lập gia đình) và đặc biệt không hề có ăn uống linh đình, tốn kém. Mỗi gia đình đều tự nguyện đóng góp như nhau và được chia lộc Thánh rất công bằng. Không ai phàn nàn và cũng không tổ chức tiệc tùng thêm nữa. Và hơn hết là niềm vui, niềm tin vào một năm mới thuận lợi, may mắn.Giản dị, tiết kiệm nhưng vẫn thiêng liêng. Điều đó đã giữ lễ hội này ở La Phù qua bao biến đổi của thời gian. Sợi dây tinh thần thiêng liêng nối liền quá khứ, hiện tại và cả tương lai sẽ vẫn bền chặt khi lòng biết ơn vẫn còn và được thể hiện một cách chân thành, tự nguyện như những gì người dân La Phù đã và đang làm mỗi dịp Xuân về."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.