Hôm nay,  

Lễ Rước Lợn Tạ Ơn

19/02/200500:00:00(Xem: 5583)
Bạn,
Tại miền Bắc VN, vào trung tuần tháng giêng hàng năm, tại La Phù, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, có lễ rước lợn vưà để bày tỏ lòng biết đối với Thành hoàng của làng, vưà cầu xin mưa thuận gió hòa.Chính lễ diễn ra vào ngày 13 tháng giêng, khi màn đêm đã buông xuống. 12 thôn xóm trong xã từ khắp ngả đổ về sân đình và đại biểu cho mỗi xóm không phải là các bô lão, không phải là các chàng trai, cô gái tài năng xinh đẹp mà là những chú lợn lễ. Báo Hà Tây viết về lễ này như sau.
Lợn lễ được chọn rất kỹ lưỡng, phải thật to (mỗi con cỡ chừng hơn 100 kgï), thật đẹp, được làm sạch sẽ, được trang điểm bằng hoa tươi, giấy màu, sau đó đặt trên kiệu lớn với 8 người rước. Khi các nghi lễ trang trọng kết thúc cũng là lúc lợn lễ hoàn thành "thiên chức" của mình bằng việc được xẻ ra, chia đều cho các nhà trong xóm. Tất cả hoàn thành khi ánh ban mai còn chưa kịp tới. Nhưng đó chỉ là đoạn cuối của một cuộc hành trình mà xuyên suốt là lòng biết ơn, trân trọng với người có công với dân, với làng xóm.

Theo lời cụ Nguyễn Thế Được, người được coi là pho sử của đất La Phù, lễ hội độc đáo này đã có cách đây hàng ngàn năm. Truyền thuyết kể rằng có một lạc tướng dưới thời Hùng Vương đã giúp La Phù có cuộc sống bình yên, hạnh phúc, dân nhớ ơn xin lập ngài làm Thành hoàng làng. Dựa vào tích ngày trước ngài khao quân, dân trong vùng mang lợn sống đến dâng, hàng năm cứ vào ngày giỗ của ngài người dân La Phù lại tổ chức lễ rước lợn vừa để tỏ lòng biết ơn, vừa cầu xin mưa thuận gió hoà... Để có đám rước trang trọng đầu xuân mới, các xóm phải chọn nhà "đăng cai" nuôi lợn lễ. Gọi là chọn nhưng nhà nào cũng coi việc "đăng cai" là niềm vinh dự nên tranh nhau xin nhận. Lạ một nỗi là ai được nuôi lợn lễ là năm đó cả nhà gặp rất nhiều may mắn, làm gì cũng thuận lợi. Vì là lễ vật dâng Thánh nên lợn được nuôi cực kỳ cẩn thận, nuôi riêng, cho ăn, vệ sinh cũng theo cách đặc biệt. Đấy là chưa kể hàng ngày phải thắp hương cúng thổ địa... Người làng khác có thể thấy rườm rà, nghi lễ quá nhưng người dân La Phù làm tất cả các việc đó trong hàng tháng trời, cho tới ngày hội rước với tất cả lòng thành tâm, tự nguyện.
Bạn,
Cũng theo báo Hà Tây, lễ rước lợn đầu xuân của người La Phù đã có từ rất lâu nhưng vẫn hoà hợp với cuộc sống hiện đại. Vẫn có những quy định khá ngặt như không được mặc áo màu đỏ và màu vàng trong hội lễ, phụ nữ không được vào trong điện thờ (vì Thánh không lập gia đình) và đặc biệt không hề có ăn uống linh đình, tốn kém. Mỗi gia đình đều tự nguyện đóng góp như nhau và được chia lộc Thánh rất công bằng. Không ai phàn nàn và cũng không tổ chức tiệc tùng thêm nữa. Và hơn hết là niềm vui, niềm tin vào một năm mới thuận lợi, may mắn.Giản dị, tiết kiệm nhưng vẫn thiêng liêng. Điều đó đã giữ lễ hội này ở La Phù qua bao biến đổi của thời gian. Sợi dây tinh thần thiêng liêng nối liền quá khứ, hiện tại và cả tương lai sẽ vẫn bền chặt khi lòng biết ơn vẫn còn và được thể hiện một cách chân thành, tự nguyện như những gì người dân La Phù đã và đang làm mỗi dịp Xuân về."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.