Hôm nay,  

Biển Thôn Tính Đất Làng

9/27/200500:00:00(View: 6313)
Bạn,
Theo SGGP, trước mùa mưa lũ năm nay, các tỉnh duyên hải miền Trung có hơn 50 ngàn gia đình với hàng trăm nghìn người đang đối mặt với hiểm họa sạt lở. Viện Hải dương học Nha Trang còn đưa ra một con số làm nhiều người phải giật mình: ở vùng biển miền Trung, trung bình hàng năm, diện tích bị xói lở khoảng 1,400-2,000 hecta so với khoảng 390-1,000 hecta được bồi tu. SGGP ghi nhận thực trạng này tại một số địa phương như sau.
Tại tỉnh Quảng Bình, ở xã ven biển Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, UB xã biết: "Năm ngoái bờ biển xã tui dài hơn 500m nhưng năm nay không còn mét mô hết. Biển nuốt trôi hơn 7ha đất làng, kể cả hơn 500m bờ biển xã định làm bãi tắm".
Tại thừa Thiên-Huế, ở thị trấn Thuận An , tình hình còn nghiêm trọng hơn khi mỗi con sóng ập vào là từng khối đất cát trôi ra đại dương. UB thị trấn cho biết: "Trước đây, nhà của dân cách biển hàng trăm mét. Rứa mà nay, từ nhà đi vài bước đã tới biển...". Nhưng sạt lở nào chỉ có ở ven biển vì ở bờ sông Như Ý (khu vực phường Xuân Phú, thành phố Huế) tính mạng và tài sản của 150 gia đình dân ngày đêm rất mong manh trước những cơn thịnh nộ của "Hà Bá". UB phường Xuân Phú cho biết, nạn sạt lở hoành hành hơn 1km bờ sông, ăn sâu vào khu vực đất ở, nhà cửa, vườn tược từ 20-25m, làm mất khoảng 1,500m2 đất...

Tại Quảng Nam, hiện có đến 17 ngàn gia đình dân và hơn 4,500 hecta đất sản xuất bị sạt lở "đe dọa". Đã có khoảng 100km bờ sông, bờ biển với hàng trăm vị trí tuyến bờ bị sạt lở có độ dài mái sạt khoảng 10-50m.
Còn tại Nghĩa An, một xã ven biển thuộc huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và làng Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn thì không cần đến mùa lũ mà mỗi lần gió chướng là những làng chài nơi đây đứng trước nguy cơ bị triều cường vùi lấp. 190 gia đình ở Nghĩa An và 170 gia đình ở Định Tân đã được đặt trong tình trạng báo động từ 3 năm nay.Tại nơi này, trong mỗi ký ức người dân, mùa mưa bão năm 2003, nước dâng đột ngột, chỉ trong một đêm, trên 20 ngôi nhà thuộc thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An và hơn 20 ngôi nhà khác ở Định Tân bị triều cường xóa sổ.
Bạn,
Cũng theo SGGP, tại tỉnh Bình Định, trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, cách đây gần 1 tháng, chỉ một đợt triều cường dâng cao, 13 ngôi nhà ở xã Nhơn Hải, đã bị sụp, trong khi hàng chục căn khác, kể cả một cơ sở của trường trung học xã này có thể bị "thủy thần" thôn tính bất cứ lúc nào. Đến giữa tháng 9, đã có trên 22 nhà ở hai thôn Hải Đông và Hải Nam bị sập, 34 căn nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở. Tại huyện Phù Cát, khoảng 300 căn dọc bờ biển thuộc thuộc xã Cát Tiến có nguy cơ bị sóng biển cuốn trôi.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Môi trường là chuyện nhức nhối tại Việt Nam.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.