Hôm nay,  

Chuyện Về Quán Cóc

28/06/200400:00:00(Xem: 5250)
Bạn,
Quán cóc có ảnh hưởng lớn trong đời sống ẩm thực và trở thành một nét văn hoá sinh hoạt bình dân của người Việt. Tự thuở có ông vua si tình đi tìm cô Tấm đã có quán cóc, đã có bà già têm trầu cánh phượng. Rồi phiêu dạt qua miền thời gian Trung đại với hình ảnh những cụ đồ Nho ngồi luận chữ nghĩa "Thiên- Địa- Nhân hợp nhất" trên những chõng tre quán cóc chè xanh đầu ngõ. Quán cóc từ quê đến phố, đâu đâu cũng thấy. Mỗi nơi một sắc thái của đất- nước, nếp sinh hoạt vùng văn hoá và lối sống con người! Ở nhà quê, quán cóc lẹp xẹp cũng là cái đầu mối thông tin quan trọng, đó là nơi (sau chợ) tin tức đầu làng cuối xóm được truyền khẩu một cách nhanh nhanh hơn điện. Thế nên có những tin trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay là thế. Báo Sài Gòn Tiếp Thị viết về quán cóc qua 1 tạp ghi như sau.
Dân Sài Gòn quen quán cóc cứ nhắm quán hàng có đông khách thì vào. Sẽ rẻ và ngon. Nước non phục vụ đầy đủ, không la cà nhiều. Phố người Hoa quận Năm, phố ẩm thực bình dân trên đường Võ Văn Tần, hay phố ăn uống lâu đời trên đường Nguyễn Thị Diệu hôm nay, vẫn chia ra hai không gian, một bụi bặm cho giới có chút "máu vỉa hè", một sa-lon cho giới thượng lưu thích chỉnh tề, sang trọng. Nhưng xu thế "vỉa hè hoá" vẫn ngày càng hấp dẫn. Dân miền Tây sống với lũ miết rồi coi mọi thứ "chẳng là cái đinh" gì cả, mọi thứ cứ hên xui à! Quán cóc chênh vênh mép sông, vừa lai rai vừa ầu ơ ví dầu, có ngồi dai mọc rễ thì chủ quán cũng chẳng sắp ghế sửa bàn đuổi khéo bao giờ. Cứ thủng thẳng thung thăng và duềnh doàng như "Dạ cổ hoài lang", cứ xàng xê hồ trường "Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà" đi, dù nước lũ dâng cao đến mặt bàn thì dzô vẫn cứ dzô! Người say rượu không té sông, mà té vào tình vào ngãi!

Đổi lại, quán cóc Tây nguyên thường mơ màng phiêu lãng. Nhớ những ngày hàng quán Âm phủ Đà Lạt thuở còn xo ro vài ba đốm đèn đom đóm, nhớ về những con dốc Pleiku, Buôn Mê thuở còn tù mù những đốm sáng hột vịt, mới nghiệm ra, cái lạnh xứ núi làm cho quán cóc cũng là nơi dừng chân và sưởi ấm. Đến quán, tìm chút hơi ấm sau những mỏi mệt trên dặm ruổi rong dốc đèo. Khách dốc cạn ly hột mít nồng đượm men mà như uống cái mơ màng diệu vợi từ gió, từ sương, từ ánh mắt cao nguyên! Để rồi, đến như sương buông và đi như mây trôi.
Cái đời quen cơm đường cháo chợ như phóng viên, coi quán xá là nhà, thì một ngày vắng quán cóc là thấy thiêu thiếu. Đi đến một vùng đất, chỉ ghé vào vài ba quán cóc, ăn uống, trò chuyện về con đường đã qua, hỏi han con đường sắp đến, quan tâm chuyện trong vùng, trước lạ sau quen. Thế là biết ít nhiều về con người và vùng đất ấy. Nhắc đến đất, đôi khi chẳng nhớ gì ngoài góc quán nhỏ vô danh với cô hàng nước với những câu chuyện xới lởi thoáng qua!
Bạn,
Báo SGGT viết tiếp:Một ngày nào, phố sạch, người đông, khói tan, sông đã bắc cầu có khi người ta vẫn thấy thiêu thiếu gì đó. Và khi ấy hình bóng vài ba chiếc đòn, siêu nước ấp úng sôi bên vài ba chiếc đòn cũ cùng những hỏi han xưa của một góc quán vô danh. Cái bình dân mộc mạc, cái gốc gác quê kệch ấy, vẫn biết đôi khi làm xộc xệch và cản những bước tiến chân đô thị văn minh, nhưng nó có sức níu giữ ký ức ghê gớm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.