Hôm nay,  

2 Cô Gái Trả Nợ Áo Cơm

01/09/200000:00:00(Xem: 5291)
Bạn,
Câu chuyện dưới đây được một nữ phóng viên báo Phụ Nữ kể lại, nói về hai cô gái đều 17 tuổi, cùng làng quê thuộc tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, cả hai đã vào Nam làm thuê ở một cơ sở may, và đã trải qua những tháng ngày lao động khắc nghiệt nhất, đầy tủi nhục để trả nợ áo cơm.

Cô gái thứ nhất tên là Lan năm nay 17 tuổi, quê huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đầu năm bố mẹ cô gửi Lan cho một người cùng quê. Họ thuê cô làm vắt sổ hàng gia công với thỏa thuận làm trọn hai năm sẽ được trả 3 triệu đồng. Thế nhưng chỉ mới 6 tháng, Lan không chịu nổi phải bỏ trốn. Cô chạy đến chỗ người anh họ cũng đang làm công nhân xin vào làm chỉ cốt để đủ tiền tàu về quê. Nhưng nhà người chủ đã tìm được chỗ làm mới của cô và bắt lại. Lan kể: “Họ tát tôi ù cả mặt, các anh chị làm chung ai cũng muốn bỏ đi nhưng vì không được trả tiền công nên không đi được. Những khi có hàng chúng tôi phải làm đến 1, 2 giờ sáng, còn không có hàng cũng chẳng được đi đâu. Bà chủ chửi đến không bưng được bát cơm lên miệng.”

Để đón được Lan về, anh họ cô đã phải viết giấy trả 600 ngàn đồng trong nửa tháng vì gia đình Lan ở ngoài quê đã nhận trước để chữa bệnh cho bà nội. Bà Đinh Thị San, chủ của cô, bảo như vậy là bà ta đã bị lỗ vốn tiền tàu, tiền ăn ở của Lan trong 6 tháng và cả công đón cô vào đây để dạy nghề. Sáu tháng trời lao động của Lan chỉ được bà chủ tóm gọn một câu: Nó mới vào, biết làm gì đâu. Có làm trọn một năm cũng không được trả công. Anh Nguyễn Hữu Phương, anh họ của Lan kể: “Tôi phải chạy lên công an phường cầu cứu, nhờ vậy mới thoát được về đây. Cả nhà bà San vây lại đòi đánh hai anh em chúng tôi. Họ tát Lan ngay trước mặt tôi.”

Khó khăn lắm nữ phóng viên báo Phụ Nữ mới tìm được ngôi nhà ở Vườn Lài, phường 18, Tân Bình, nơi đặt cơ sở gia công của bà Đinh Thị San. Trong vai đi thăm người nhà, nữ phóng viên cố hết sức cũng không thể tiếp cận được với Bình, người cùng tuổi, cùng quê với Lan. Cô đã có thâm niên ở đây hơn hai năm, nhưng bố mẹ cô bảo hãy cố làm đến Tết để kiếm thêm hơn triệu đồng tiền lương nữa. Bà chủ Đinh Thị San ngồi sát cạnh và bảo: Có chuyện gia đình gì cứ nói tự nhiên. Chín công nhân gồm ba nữ, sáu nam cắm cúi làm việc chẳng dám ngước nhìn, nên nữ phóng viên trên có dịp tiếp xúc với bà chủ sớm hơn dự định. Qua câu chuyện, bà San cho biết thường xuyên tuyển những thanh niên cùng quê Bắc Ninh vào làm việc. Bà nói: “Hợp đồng hai năm, năm đầu học việc không có lương. Từ năm thứ hai trả 3 triệu đồng/năm, là hai tấn lúa, ở nhà quê biết đào đâu ra. Phải ràng buộc thế, chứ lúc bận, lúc rổi, không thể buông công nhân ra được. Tôi cam kết với cha mẹ chúng ở ngoài kia, trả lương cũng ở ngoài ấy. Tôi phải quản lý chúng nên không cho phép chúng bạn bè đàn đúm, không được đi đâu, mỗi năm may cho một bộ quần áo. Hết hạn, không muốn ở thêm thì mua vé tàu cho về quê luôn”. Ngoài Bình ra chẳng có ai ở đây hơn hai năm cả. Mấy tháng trước, một anh công nhân đã phải bỏ đi vì không chịu được cảnh hà khắc dù chỉ một tháng nữa là tròn hai năm kết thúc hợp đồng.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, khi tiếp xúc với cơ sở này, phóng viên trên bị dò xét, căn vặn về quê quán, mối quan hệ với Bình, thậm chí còn bị yêu cầu xuất trình giấy tờ. Cuối cùng vợ chồng bà San, rồi anh em, bố mẹ toàn những người to khỏe lực lưỡng với những câu chửi rủa độc địa đã vây lấy phóng viên. Họ đe dọa, hành hung dù chưa biết người khách là ai. Hoàn cảnh sống, làm việc, tâm sự của công nhân, những điều mà phóng viên muốn tìm hiểu nhưng chưa dám hỏi bây giờ chính họ đã tự vạch trần tất cả. Người thân ở quê chẳng bao giờ biết được những điều này...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.