Hôm nay,  

Hiện Thân Lòng Nhân Ái

9/24/200000:00:00(View: 5162)
Bạn thân,
Để hôm nay kể cho bạn nghe chuyện một cô bé đáng khâm phục. Chuyện này ghi theo báo Thanh Niên.

Một cô gái côi cút bơ vơ từ khi lọt lòng mẹ, lang thang từ Bắc tới Nam kiếm sống. Trải qua biết bao khổ cực nhưng cô không gục ngã mà vượt lên nghèo khó và đã thể hiện một tấm lòng nhân hậu bằng việc tham gia vào các hoạt động từ thiện. Chị được xem là “thiên thần” của trẻ tàn tật khắp nơi...

Tiểu Hương hay út Hương là cái tên mà những trẻ em tàn tật, bụi đời đặt cho chị. Chị tên thật là Huỳnh Tiểu Hương, một trong những nhà từ thiện được đông đảo những người tàn tật cũng như những trung tâm dành cho các trẻ tàn tật, bụi đời biết đến. Chị hiện là một cấp chỉ huy của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam và cũng là giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhắc đến chị, không thể không nhắc đến cuộc đời đầy sóng gió mà chị đã trải qua.

Chị không nói nhiều về cuộc đời mình nhưng mỗi lần nhớ lại là nước mắt lại tuôn trào. Quê ở Quảng Trị, sinh ra không biết cha mẹ là ai, được bà nội nuôi nấng nhưng do quá nghèo khổ, bà nội giao chị cho người chú. Đau lòng trước những trận đòn của người chú dành cho chị, bà nội lại cho người khác nhận làm con nuôi. Nhưng số phận dường như quá khắc nghiệt với út Hương, gia đình mới này bắt Hương làm việc như một con ở. Quá sợ hãi, Hương bỏ trốn, bị họ đuổi bắt, đánh đập. Hương lại bỏ trốn, lần này chị lên tàu vào Nam. Trên chuyến tàu Lào Cai - Hà Nội, Hương bị những người bảo vệ rượt đuổi xuống ga, cô bé hoảng sợ trốn xuống gầm ghế ngồi. Những tiếng la hét vang lên: “Đánh chết nó đi, coi chừng ăn cắp”... Nhưng vì quá sợ ông chú của mình nên Hương tiếp tục phó thác đời mình trên những chuyến tàu Bắc - Nam.

Cũng như bao đứa trẻ bụi đời khác, Hương làm đủ thứ việc để kiếm sống, từ bán thuốc lá dạo đến chè xanh, trà đá, bánh tráng v.v.. Cứ như thế, Hương đi từ nhà ga này đến nhà ga khác, từ thị trấn nhộn nhịp đến vùng quê hẻo lánh. Mỗi khi đêm xuống, nơi nghỉ trọ của Hương là một nơi nào đó trong nhà ga, một góc nào đó trên những toa tàu rỉ sét. Cuộc sống khổ cực đã dạy Hương biết tự bảo vệ mình giữa dòng đời nghiệt ngã, cũng như đã cho Hương biết khái niệm đầu tiên của lòng nhân ái. Không biết bao nhiêu lần Hương đem tiền chia cho những người bạn cùng cảnh ngộ, người tàn tật. Sau 22 năm lưu lạc, không cửa không nhà, với nghị lực phi thường, Hương dần dần ổn định cuộc sống, tự học và thử sức ở thương trường. Với phương châm đặt chữ tín lên hàng đầu, chị đã thử sức mình trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, từ dịch vụ thuê xe đến môi giới mua bán nhà đất.

Cũng nhờ vào chữ tín mà công việc làm ăn của chị luôn gặp thuận lợi. Khi đã thành đạt, Hương lao vào công việc từ thiện và hầu như hy sinh cả hạnh phúc đời mình cho từ thiện. Hơn 30 tuổi, nhưng Hương chưa nghĩ đến việc lập gia đình: “Bạn của mình là những người tàn tật, con của mình là những trẻ bị bỏ rơi, nhà của mình là mái ấm của các em” - Hương nói về hạnh phúc của mình như vậy. Chị bỏ ra 300 triệu mua 200 chiếc xe lăn cho người tàn tật, xây dựng hàng chục căn nhà tình thương ở khắp đất nước... Hiện chị đang cho xây dựng một mái ấm với diện tích hơn 1.000m2 đất dành cho các em tàn tật. Đến nhà của chị, không lúc nào không gặp người tàn tật. Chị nói: “Những người tàn tật cần một thứ - đó là tình người”. Chính vì vậy, khi đến với họ, chị không ngần ngại tiếp xúc. Chị tự tắm rửa cho những người già, chăm sóc người mắc bệnh phong mà không bao giờ tỏ ra ghê sợ xa lánh. Những hoạt động từ thiện mà chị làm đều sử dụng nguồn vốn của chính mình.

Bạn thân,
Câu chuyện cảm động được nhà báo kết thúc như sau: “Ngôi nhà ở quận Tân Bình, Saì Gòn, là nơi để những cánh chim non bơ vơ lạc loài bay về mỗi khi cần tới người mẹ, người chị, người bạn tên Tiểu Hương. “Hãy giúp đỡ những người tàn tật, hãy giúp họ hoà nhập với cộng đồng, hãy yêu thương lấy họ và đừng xa lánh ghét bỏ họ” - “thiên thần” của trẻ tàn tật nói.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bản tin báo Thanh Niên ghi rằng vào sáng ngày 15.2-2019, khi trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.SG, thông tin cấu trúc đề thi bài kiểm tra năng lực năm nay sẽ giống với năm 2018. Theo đó, bài thi sẽ gồm 100 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 75 phút trên giấy, thang điểm 30.
Ngày Lễ Tình Nhân tưng bừng khắp các nhà nghỉ... Có phải các cặp tình nhân rủ nhau vào nhà nghỉ để mời nhau uống trà và ngâm thơ? Bởi vậy, mới có nhiều thai nhi bị khước từ vì ba mẹ lỡ lầm.
Vậy là xóa bỏ quy định nữ sinh viên thi vào sư phạm cần chiều cao ít nhất 1,50 m trở lên... Vậy là, các cô thấp hơn vẫn có quyền xin thi tuyển sư phạm.
Tưng bừng đi chùa... Ngôi chùa được nói sẽ là ngôi chùa lớn nhất thế giới... Báo Dân Trí kể: Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa chưa xây xong ở Hà Nam... Tuy công trình chưa được xây dựng xong, công trường còn ngổn ngang nhưng người dân vẫn ùn ùn kéo về chùa Tam Chúc huộc huyện Kim Bảng (Hà Nam) để thăm quan, du xuân.
Vậy là xóa lằn ranh Nam-Bắc, trước và sau 1975, nhạc đỏ và nhạc vàng… trong tương lai gần.
Tết vui tưng bừng... tuy nhiên, có rất nhiều màn đi quá đà, như nhậu, hát, kẹt xe, tai nạn xe... Bản tin TTXVN kể: Ngày 10/2 (tức mùng 6 Tết), dòng người từ các tỉnh miền Tây, miền Trung bắt đầu trở lại TP SG để làm việc và học tập khiến các tuyến đường vào cửa ngõ thành phố kẹt xe nghiêm trọng.
Nghề lái taxi đầy gian nan... trong thời đại công nghệ tiện lợi. Báo Dân Trí kể: Lãi “bốc hơi” hơn một nửa, Vinasun tiếp tục giảm trên 350 nhân viên năm 2018.
Trong khi các tiệm tạp hóa, chợ búa, siêu thị mở cửa sớm ngày xuân... nhiều người dân vẫn còn tưng bừng du lịch...
Vậy là tròn 230 năm Vua Quang Trung dẫn quân Tây Sơn đánh tan giặc phương Bắc.
Vẫn còn Tết... nhiều lễ hội vẫn còn tưng bừng, nhưng các siêu thị đã mở cửa trở lại ngày mùng 2 Tết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.