Hôm nay,  

Cuộc Chiến Lữ Hành

29/04/199900:00:00(Xem: 14349)
Bạn,
Trong một cuộc hội thảo về hoạt động lữ hành được tổ chức tại Sài Gòn mới đây, một viên chức cao cấp thuộc Tổng cục Du lịch CSVN đã báo động về sự cạnh tranh “sống còn” giữa các công ty du lịch nội địa. Viên chức này đã than: quốc doanh cạnh tranh với quốc doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn (tư nhân) cũng tham chiến một cách triệt để, thi nhau hạ giá để giành khách. Về các chuyến du lịch nước ngoài, viên chức nói trên cho biết Thái Lan đang trở thành địa điểm thu hút du khách Việt Nam. Chính vì thế, các công ty du lịch, các hãng lữ hành đều cố tổ chức các tour du lịch Thái, xem đó như là nguồn kinh doanh chính. Do phần lớn số khách có điều kiện để du lịch nước ngoài đều tập trung ở Sài Gòn, chiếm từ 50% đến 80%, nên hầu hết các công ty du lịch lữ hành ở các tỉnh, thành phố từ miền Bắc, miền Trung, miền Tây Nam phần đều đều có nhi nhánh hoặc văn phòng liên lạc tại Sài Gòn. Cũng chính vì đó, trong hơn một năm qua, Sài Gòn trở thành “chiến trường” của cuộc cạnh tranh giành khách giữa các công ty, từ những công ty du lịch lớn cho đến các hãng lữ hành nhỏ đều “tham chiến”. Hiện trạng này được báo Sài Gòn ghi nhận qua trích đoạn sau đây:
Trong thời gian qua, cuộc chạy đua giành khách di lịch Thái Lan giữa các hãng lữ hành đã bước vào giai đoạn gay gắt, quyết liệt. Từ những công ty thuộc hàng đại gia như Vietnam Tourism, Saigon Tourism, Vũng Tàu Intourco cho đến các hãng lữ hành bậc trung và nhỏ như VYC, Vietravel, Du lịch Thanh Niên, Du lịch Hà Nội, OSC Hải Phòng, Fidi Tourist, TST, Hoàn Mỹ đều thi nhau giảm giá...Giá một tour du lịch để du khách mua sắm trong thời gian năm ngày đến nay hạ xuống còn 345 đô/1 người, gồm các khoản vé máy bay, mọi chi phí vận chuyển, tiền khách sạn và ăn sáng. Còn một tour đi thăm viếng thắng cảnh trọn gói 5 ngày, bao mọi thứ từ A đến Z hạ xuống chỉ còn 385-395 đô/1 người. Tour bảy ngày thì cao hơn một chút nhưng vẫn hạ.

Tiếp xúc với báo chí, nhiều giám đốc lữ hành ta thán kinh doanh bây giờ chua lắm, phải tính toán nát óc mà vẫn thua lỗ. Một hãng lữ hành đưa ra một bản kết toán giá thành của một tour bảy ngày sáu đêm. Bài toán cộng không phức tạp lắm. Giá máy bay là 220 đô-đây là giá mà Vietnam Airlines dành cho các hãng lữ hành mua vé với số lượng nhiều, các lệ phí để làm passport 20 đô, các khoản visa nhập cảnh Thái Lan 18 đô, thuế sân bay ở hai nước là 22 đô. Tổng cộng ở phía Việt Nam là 280 đô. Còn phía hãng đối tác lữ hành của Thái Lan bảo đảm chuyện ăn ở, đi lại, tham quan cho khách trong thời gian bảy ngày sáu đêm đó với giá khoảng 120 đô/ 1 người. Một tour như vậy, giá thành đã hết 400 đô. Còn chưa kể các khoản đưa đón tại Việt Nam, quà lưu niệm cho khách và chi phí cho hướng dẫn viên Việt Nam đi kèm. Vì thế ngay cả khi hãng hàng không Thai Airways cho giá vé 230 đô, các hãng lữ hành cũng không dám mua vì ngại mất đi một khoản tiền lời.
Bạn,
Trong cuộc chiến giành khách du lịch, các công ty lữ hành Việt Nam cũng đang dè chừng nhau về giá cả để có thể đưa ra một giá cạnh tranh hơn. Hầu hết các hãng dựa theo chiến thuật xem giá các hãng khác sau đó trừ đi 5 đến 10 đô. Nghe có vẻ giản dị lắm, nhưng giám đốc một hãng lữ hành đã thú nhận rằng họ đang ăn gian và cắt xén “chất lượng dịch vụ”-những điều mà một người Việt đi du lịch nước ngoài lần đầu không tài nào biết được: Việc trú ngụ tại khách sạn bị thay đổi so với những gì đã quảng cáo: từ khách sạn ba, bốn sao hạ xuống còn hai sao tệ hơn loại ba bốn sao đã quảng cáo, bữa ăn bị bớt, những khoản phí không được thông báo. Tất cả đã được thực hiện để giành khách du lịch...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.