Hôm nay,  

Tưởng Niệm Cụ Ngô Đức Kế

05/05/201900:00:00(Xem: 2599)
Xuân Niệm

 

Cụ Ngô Đức Kế là một nhà hoạt động nổi tiếng thời chống Pháp, có giao tình với cả hai cụ Phạn -- Phan Chủ Trinh và Phan Bội Châu. Một con đường ngay trung tâm thành phố Sài Gòn từ trước 1975 được đặt tên là đường Ngô Đức Kế, khéo sao cũng là nơi gần các nhà sách lớn thời hơn nửa thế kỷ trước. Bản thân cụ Ngô Đức Kế cũng từng bị Pháp giam nhiều năm, nhưng khi ra tù, cụ vẫn hoạt động tiếp.

Điều đặc biệt: cụ thi đậu Tiến sĩ nhưng sau khi võng lọng về làng xong, cụ không chịu ra làm quan, mà lại đi con đường vì dân chống Pháp.

Theo tự điển Wikipedia, ngày 3 tháng 5 là ngày sinh nhật của cụ Ngô Đức Kế.

Những gì cụ Phan Chu Trinh và cụ Ngô Đức Kế chủ trương vẫn còn giá trị tới bây giờ: chấn dân khí làm đầu...

Ngô Đức Kế (1878-1929) tên thật là Ngô Bình Viên, hiệu Tập Xuyên; là chí sĩ, và là nhà thơ, nhà báo Việt Nam ở đầu thế kỷ 20.

Theo Tự Điển Bách Khoa Mở, Ngô Đức Kế là người làng Trảo Nha, thuộc tổng Đoài, huyện Thạch Hà, phủ Hà Thanh, tỉnh Hà Tĩnh (nay là thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).

Xuất thân trong một gia đình quan lại nhiều đời. Cha ông là Tả tham tri bộ Lễ Ngô Huệ Liên (1840- 1912), về sau giữ chức Toản tu Quốc sử quán triều Nguyễn.

Năm Tân Sửu (1901), ông Kế dự thi Đình, đỗ Á khoa năm Thành Thái thứ 13. Tuy nhiên, ông không ra làm quan ở nhà dạy học, đọc tân thư, liên hệ với Phan Bội Châu, và đứng ra đề xướng lối học mới và bài xích cái học từ chương và cử nghiệp. Đồng thời, ông cùng với Lê Văn Huân và Đặng Nguyên Cẩn lập ra Triều Dương thương điếm ở Vinh.

Năm Mậu Thân (1908), ông bị thực dân Pháp bắt và bị đày ở Côn Đảo cho đến năm 1921.

Năm 1921, ông ra tù. Đến năm sau (1922), ông làm Chủ bút báo Hữu thanh của Hội Công thương tương tế ở Hà Nội, đồng thời sáng tác thơ vǎn. Trên báo Hữu thanh, ông đã viết một số bài "đả kích thơ văn lãng mạn và quyết liệt bài xích nhóm Nam Phong (đứng đầu là Phạm Quỳnh) vì đã bênh vực Truyện Kiều".


Năm 1927, tờ báo trên bị đóng cửa, Ngô Đức Kế mở Giác quần thư xã, để xuất bản một số sách tiến bộ, trong số đó có "Phan Tây Hồ di thảo" của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh.

Ngô Đức Kế qua đời ngày 10 tháng 12 năm 1929 tại Hà Nội. Khi ấy, ông 51 tuổi. Nhân dân gọi ông là Ngô Nhân Tổ (người cụ tổ họ Ngô) hoặc gọi là Ngô Việt Hành (hành tinh đất Ngô - Việt).

Về tác phẩm, sau khi mở Giác quần thư xã, ông có soạn:

- Phan Tây Hồ di thảo (Bản thảo để lại của Phan Tây Hồ)

- Đông Tây vĩ nhân (Vĩ nhân Đông Tây)

Khi ở Côn Đảo, ông có soạn:

- Thái Nguyên thất thật quang phục ký (Ghi chép về 7 ngày giành lại Thái Nguyên).

- Thiên nhiên học hiệu ký (Ghi chép về trường học thiên nhiên)

- Sở am tập (Tập văn về những điều am tường)

Ngoài ra, ông Kế còn có một số bài báo và thơ. Trong số ấy, nổi bật có bài "Nền quốc văn" (đăng trên báo Hữu thanh, tháng 4 năm 1924) và "Luận về chánh học cùng tà thuyết" (đăng trên báo Hữu thanh, tháng 9 năm 1924), ông đã kịch liệt chống lại chủ trương đề cao Truyện Kiều của Phạm Quỳnh. Vì theo ông, tác phẩm ấy đã làm cho các thanh niên "say đắm trong trời tình biển ái mà mềm nhũng cái lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa"...

Nội dung thơ văn của Ngô Đức Kế thường xoay quanh đề tài vận động duy tân đất nước, ca ngợi khí tiết của người trượng phu, ca ngợi các nhà hoạt động đã hy sinh, và bộc lộ niềm phấn khởi khi nghe tin phong trào yêu nước lại dấy lên mạnh mẽ. Bên cạnh đó, ông cũng dũng cảm và sắc sảo chống văn hóa nô dịch của thực dân Pháp, và phê phán nghiêm khắc vua quan nhà Nguyễn đã để đất nước lâm cảnh khốn cùng.

Ghi nhận công lao ông, tên Ngô Đức Kế được dùng để đặt cho một số con đường ở Thành phố Sài Gòn, Nha Trang, Vinh, Cần Thơ, Huế, Bà Rịa...và một số ngôi trường như trường Ngô Đức Kế ở chính quê hương ông,...

Trân trọng tưởng niệm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.