Hôm nay,  

Luyện Thi Cấp Tốc

18/06/200400:00:00(Xem: 5670)
Bạn,
Sau khi kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học (lớp 12, Tú tài) kết thúc vào đầu tháng 6/2004 tại thành phố Sài Gòn, hàng loạt trung tâm luyện thi theo kiểucấp tốc đã mọc nhan nhản khắp nơi, không chỉ trên các băng quảng cáo treo đầy đường mà còn tràn ngập trên trang quảng cáo các báo. Báo SGGP ghi nhận về các lớp luyện thi này như sau.
Chỉ một đoạn khoảng 200m trên đường Lê Văn Sỹ có tới 3-4 trung tâm luyện thi. Ngạc nhiên hơn, cùng một địa chỉ nhưng có tới 3 tấm băng rôn quảng cáo khác nhau về luyện thi đại học cấp tốc. Tại phòng đăng ký ghi danh của trung tâm T.D, 2 cha con thí sinh Nguyễn Thị Hương quê ở Long An hỏi nhân viên phòng ghi danh về giá và thời gian học. Chị nhân viên báo giá 350 ngàn đồng đối với 3 môn khối A. Khi học viên nói chỉ đăng ký học môn toán thì chị nhân viên đổi giọng ngay: Học riêng môn toán thì giá 150 ngàn đồng. Kỳ kèo mãi, rốt cục chị nhân viên đồng ý lấy giá 100 ngàn đồng và địa chỉ học là trên đường Lý Chính Thắng! Tìm đến cơ sở luyện thi của trung tâm này trên đường Lý Chính Thắng, thử hỏi học phí 3 môn khối A thì giá lại khác: 400 ngàn đồng. Nếu chỉ học một môn toán thì phải đóng 200 ngàn đồng nhưng vào học cùng với lớp đã khai giảng từ tháng 6.
Tại trung tâm T.S (đường Nguyễn Thị Minh Khai) lại thu hút học viên bằng cách học trước, trả chi phí sau để biết chất lượng như vàng của một trung tâm có tỉ lệ đậu đại học đứng thứ 2 toàn thành phố. Thời điểm khai giảng chia thành 2 đợt, đợt 1 vào ngày 7-6 và đợt 2 sau đó một tuần. Đợt đầu, chỉ có khoảng 20 học viên ghi danh. Nhiều học viên muốn ghi danh học đợt sau để không bị mất bài thì bị nhân viên trung tâm từ chối. Theo tìm hiểu, ban đầu trung tâm tính chuyển số học viên này về cơ sở ở cư xá Bắc Hải để gộp chung với một lớp đang học ở đó. Nhưng do các học viên lớp này phản ứng đòi lấy lại học phí nên trung tâm đành phải duy trì lớp học tại đường N.T.M.K.

Do số thí sinh các tỉnh đổ về thành phố luyện thi ngày càng nhiều nên ngoài việc quảng cáo chất lượng cao, giới kinh doanh luyện thi còn tranh thủ hốt trọn ổ bằng việc lo luôn nơi ăn ở cho thí sinh. Như ở trung tâm luyện thi khối A chất lượng cao đường Hoàng Văn Thụ, bên cạnh học phí trọn gói 3 môn là 2,5 triệu đồng, trung tâm còn kiêm luôn phần ăn (300 ngàn đồng/tháng), phần ở (300 ngàn đồng/tháng). Còn tại trung tâm trên đường Lý Chính Thắng, cô nhân viên trung tâm không ngại ngần khi thẳng thắn tiếp thị: Nếu muốn nội trú, giá 250 ngàn đồng, còn có giặt ủi thì giá 300 ngàn đồng. Bây giờ chỗ nào cũng kín chỗ, gần đến ngày thi rồi, không đăng ký thì không kịp đâu.
Bạn,
Theo ghi nhận của phóng viên SGGP tại các lớp luyện thi cấp tốc, phần lớn học sinh từ các tỉnh đến ôn luyện. D.T, một cựu học sinh Trường Bùi Thị Xuân, cho biết: "Học tại các lớp luyện thi cấp tốc là giải". Rảo qua một số lớp phóng viên thấy trong giờ học nhiều học viên cứ ngang nhiên nói chuyện, thậm chí hút thuốc, ăn quà vặt khiến nhiều học sinh quen với nề nếp tại trường phổ thông khó có thể chú tâm theo dõi bài giảng. Giới kinh doanh giáo dục làm ăn kiểu cấp tốc, còn học viên thì thiếu thông tin về các lớp luyện thi nên hậu quả là ngậm bồ hòn làm ngọt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dân mình có những tật xấu rất là kỳ dị… Thí dụ, vào siêu thị ăn thoải mái. Báo Kiến Thức kể: Mặc dù đã có biển báo "Vui lòng không ăn thử và xé lẻ chùm vải'', thế nhưng nhiều khách hàng vẫn thể hiện sự "kém sang" của mình bằng cách ăn chùa trong siêu thị.
Xăng giả, xăng giả… thế là xe phựt cháy. Bản tin VTC nêu câu hỏi: Đại gia Trịnh Sướng cùng đồng bọn bỏ 3.000 tỷ đồng mua hóa chất pha chế xăng giả thế nào?
Cấm ngư dân đánh cá ở Biển Đông? Cấm thì cứ cấm, ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi…. Dân Trí kể chuyện tỉnh Quảng Nam: Ngư dân vẫn đánh bắt cá sau lệnh cấm của Trung Quốc. Ngày 5/6, trao đổi với PV Dân trí, ông Ngô Tấn – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam – cho hay, ông vừa kí văn bản gởi đến UBND các huyện, thành phố, thị xã Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn; các Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Kỳ Hà, Cửa Đại sau thông báo tạm dừng đánh bắt cá trên biển từ phía Trung Quốc.
Dường như Hải quan Trung Quốc tăng mức độ làm khó hàng Việt Nam xuất cảng qua các cửa khẩu… Báo Pháp Luật kể: Ngày 3-6, đã có ba xe chở vải khi đến cửa khẩu Tân Thanh phải dỡ hàng xuống để cắt lại cuống…
Làng nghề cũng là một điểm hấp dẫn du khách… Thực tế, nếu không kinh doanh du lịch, nhiều làng nghề sẽ bị xóa sổ tại Việt Nam.
Du học sinh Việt Nam sang Nhật quậy quá xá… Thế là bị cấm cửa nhiều cơ sở. Báo Pháp Luật kể: Đại sự quán Nhật Bản tại Việt Nam vừa phát đi thông báo, từ ngày 1-6 đến ngày 1-12-2019, cơ quan này không chấp nhận 11 cơ sở tư vấn du học của Việt Nam đại diện nộp hồ sơ xin cấp visa.
Nơi nào cũng ô nhiễm… Từ không khí cho tới sông rạng, từ góc phố ồn ào khói xe cho tới các khu nhà nồng nặc khói thuốc… Thế là bệnh ung thư. Thời Báo Tài Chính kể: Liên hợp quốc kêu gọi đánh thuế ô nhiễm.
Khi cá Ông từ trần… lòng người cũng hoang mang. Bản tin Kênh 14 kể chuyện Phan Thiết: Ngày 29/5, các ngư dân phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận phát hiện xác một cá Ông lụy ngoài khơi, sau đó tiến hành kéo vào bờ tổ chức an táng theo phong tục địa phương.
Dùng hình ảnh từ camera để sẽ phạt nguội người phạm luật giao thông… Đó là một chiến thuật mới để giảm các vi phạm, và cũng để giảm tai nạn giao thông.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.