Hôm nay,  

Môi Trường Thê Thảm

19/11/201800:00:00(Xem: 1922)
Xuân Niệm

 
Nhìn đâu cũng thấy ô nhiễm  môi trường...

Bản tin VOV kể về tỉnh Điện Biên: Ngay vào đầu vụ sản xuất, chế biến dong riềng năm nay, nhiều sông suối trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã bị ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động này.

Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sơ chế dong riềng trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các địa phương triển khai ký cam kết đối với các chủ cơ sở thu mua, chế biến dong riềng về việc thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về xử lý chất thải, nước thải, không gây ô nhiễm môi trường.

Trong khi đó, VTV kể chuyện Hà Nội: Đen như nước cống, bốc mùi hôi thối nồng nặc là tình trạng hiện nay của dòng sông Đáy chảy qua địa phận Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Bình (phường Đồng Mai, quận Hà Đông, Hà Nội) đã sinh sống và sản xuất ngay bên dòng sông Đáy hơn 20 năm cho biết, bình thường nước sông cũng không sao nhưng cứ đến tháng 10 hàng năm là nước đen lại đổ về. Vì vậy, ông phải vội vàng bán non đống cá nuôi trong lồng bè bởi nếu không nhanh cá sẽ chết hết vì dòng nước ô nhiễm.

Ông Bình nói: "Bình thường hai vợ chồng tôi kiếm sống trên sông từ 3h đến khi trời sáng sẽ được khoảng 300.000 đồng. Tuy nhiên, khi nước sông đen không có việc gì làm chỉ có ngồi vá lưới, bao giờ đến mùa nước sạch mới làm tiếp".

Báo Dân Trí kể chuyện: Túi nhựa, plastic, nilon, là rác thải đang tràn ngập trong môi trường sống, trên đất dưới biển, của chúng ta. Ngoài là rác gây ô nhiễm trực tiếp, túi plastic cũng là một nguồn sản sinh hạt nhựa vi mô thứ cấp quan trọng. Do đó, ngày càng nhiều quốc gia có xu hướng từ bỏ túi nilon trong cuộc sống để tiến tới một tương lai hoàn toàn không có túi nilon...

Ngày 3/3/2018, trong Chiến dịch Giờ Trái đất, Việt Nam cũng phát động "Sống xanh hơn" với bảo vệ môi trường xanh sạch và giảm thiểu sử dụng túi nilon.

Gần đây, với thông tin hơn 90% nước đóng chai có chứa hạt nhựa siêu nhỏ, WHO nhận định rằng “Cần phải nghiên cứu bằng chứng, đánh giá nguy cơ, rủi ro toàn diện” để có chỉ dẫn xử lý việc này.

Báo Tài Nguyên & Môi Trường kể chuyện Nghệ An: Nhiều năm nay, nhiều người dân sống gần Xưởng chế biến tinh bột sắn tại xóm Lĩnh Khánh, xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn vô cùng bức xúc vì chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm phát sinh của nhà máy này. Điều đáng nói hơn là cho đến nay Xưởng nói trên dù xây dựng với quy mô khá lớn và đi vào hoạt động từ vài năm nay nhưng không có giấy tờ thủ tục theo quy định.

Xưởng chế biến tinh bột sắn nói trên là của ông Nguyễn Hồng Phúc tại xóm Lĩnh Khánh, xã Nghĩa Khánh; xưởng này bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 12/2015 với công suất thiết kế 2,5 tấn/ 1 giờ; được xây dựng trên diện tích khoảng 2,4ha.


Báo Một Thế Giới kể chuyện tỉnh Quảng Bình: Phạt doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm 66 triệu đồng.

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Quảng Bình vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Fococev Quảng Bình do xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Trước đó, cuối tháng 10.2018, người dân ở thị trấn Nông trường Việt Trung (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) phản ánh tình trạng Nhà máy tinh bột sắn Sông Dinh (thuộc Công ty CP Fococev Quảng Bình, có địa chỉ tại Cầu Đá Mài, thị trấn Nông trường Việt Trung) xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Báo Lao Động kể chuyện Sài Gòn: Từ nhiều tháng nay, đoạn vỉa hè dài hơn trăm mét trên đường Hoàng Sa, từ cầu Công Lý tới phía hông sau của chùa Vĩnh Nghiêm (thuộc địa bàn phường 7, quận 3, TPSG) bị biến thành nơi chứa rác.

Những người thiếu ý thức đã mang những túi, bịch rác ra đây đổ trộm, khiến đoạn vỉa hè trên ngập ngụa rác.

Báo Thanh Niên kể chuyện ô nhiễm không khí: Các nghiên cứu khoa học đã cung cấp rất nhiều bằng chứng cho thấy những người sống ở các thành phố lớn, tiếp xúc với không khí ô nhiễm thời gian dài sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tim, đột quỵ, ung thư, thậm chí là các vấn đề về tâm thần, theo Daily Mail.

Mới đây, các bằng chứng khoa học còn cho thấy không khí ô nhiễm còn khiến chúng ta tăng cân.

Báo SGGP kể chuyện tỉnh Thanh Hóa: Lâu nay, người dân xã Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) phải sống trong tình cảnh ô nhiễm từ việc chế biến cá gây ra. Các thôn bị ảnh hưởng nặng nhất là Thượng Hải, Ngoại Hải, Quang Minh, Xuân Tiến…

Cũng như các tỉnh ven biển khác, tại khu vực Bắc miền Trung, chế biến hải sản là ngành nghề có thế mạnh, đem lại nguồn thu đáng kể cho địa phương, doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì chưa được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, chưa quan tâm đến công tác xử lý môi trường nên không ít nơi đã để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Báo Hà Nội Mới kể: Len lỏi trong những con ngõ, phố nhỏ, hằng ngày có rất nhiều người buôn bán thực phẩm tươi sống (thịt lợn, gà, vịt, cá...) di động. Họ không chỉ bày bán, mà còn “ngả” dao thớt giết mổ tại chỗ, thậm chí để nước thải chảy lênh láng ra đường khiến mùi hôi tanh bốc lên, gây ô nhiễm môi trường.

Hiện tượng bán hàng di động như trên diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, như ngõ 158 Nguyễn Văn Cừ, trước cổng Trường Tiểu học và Trường THCS Bồ Đề, phố Bồ Đề (quận Long Biên); đầu phố Nguyễn Văn Trỗi (quận Thanh Xuân); ngõ 459 Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng); đường Hồng Hà (quận Hoàn Kiếm)...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.