Hôm nay,  

Rừng Ma Ở Di Linh

12/10/200000:00:00(Xem: 5339)
Bạn,
Tại vùng Nam Tây Nguyên, dân địa phương từng nói rằng hàng ngàn buôn làng tại vùng này là hàng ngàn rừng ma kỳ bí. Mới đây, một phóng viên báo Tuổi Trẻ đã đến huyện Di Linh, một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, có nhiều buôn làng của người sắc tộc thiểu số, và đã ghi lại một số câu chuyện về rừng ma ở vùng này.

Phóng viên báo Tuổi Trẻ kể lại khi dến rừng ma Bộch N’Ho thuộc địa phận xã Bảo Thuận, huyện Di Linh như một thế giới người sống, chỉ khác là không bóng dáng người. Lẫn giữa những tán rừng già là những khu nhà mồ được người sống dựng lên cho người chết, và trong đó dày dặc những nồi niêu xoong chảo, chén bát, áo quần, gùi, xà gạt, chiêng, ché, sừng thú... được treo quanh quan tài. Đó là của cải thuộc quyền sở hữu của người chết do chính gia đình, họ hàng của họ chia phần (theo tục lệ của người K’Ho, Mạ) để mang theo về thế giới bên kia. Trong cánh rừng rộng chừng 3 ha này không biết cơ man nào là nhà mồ, càng không thể đếm hết số goong, pưng, yang (người Kinh gọi là ché) và những của cải, vật dụng mà chỉ có người mới có thể sử dụng. Nhìn những nhà mồ to đùng, những hố huyệt sâu thẳm với vô số cỗ quan tài rêu phong xếp từng lớp, không trật tự đủ để có thể nhận định có một tập tục mai táng chung một dòng họ hoặc cùng một buôn làng. Tất nhiên ai chết trước thì nằm dưới. Những rừng ma như thế này đã bao nhiêu tuổi" Không ai có thể trả lời được câu hỏi chính xác trên, chỉ biết rằng buôn B’Sụt (cộng đồng sử dụng rừng ma Bộch N’Ho) đã định cư tại vùng này cách đây khoảng 200 năm, và đã trải qua bao đời rồi dân trong buôn B’Sụt vẫn chỉ chôn người chết ở khu đất này.

Rời Bảo Thuận, phóng viên trên tìm đến những cánh rừng dành cho người chết ở Di Linh, nơi ở của các sắc dân K’Ho bản địa, rồi vùng B’Cao, Bảo Lâm, nơi ở của nhóm sắc dân Mạ, K’Ho. Nếu như rừng ma của một số buôn vẫn trú ngụ giữa rừng già thì cũng có những nơi hàng chục rừng ma bị đẩy ra giữa những nông trại cà phê, trà bao la, chỉ còn lại những dấu chấm lẻ loi chứng minh vùng này trước đây từng là rừng già. Có một điều là những người mở rẫy, mở trang trại và những kẻ phá rừng chưa dám xóa sổ một cánh rừng ma nào vì sợ người chết nổi giận. Một già làng nói rằng nếu ai hỏi rừng ma tồn tại bao nhiêu năm rồi, chẳng khác gì hỏi người Mạ ra đời từ đâu. Già làng cho biết từ bao đời nay người Mạ ở buôn ông chỉ làm theo những gì tổ tiên làm, như việc mai táng người chết phải đưa vào rừng ma. Theo quan niệm của người Mạ, nếu để người chết đi lạc ra khỏi rừng ma của buôn sẽ là điều tai họa cho lũ làng, vì con ma ấy sẽ trở về quậy phá người sống và mùa màng. Khi đưa vào rừng, người chết sẽ được sinh sống cùng tổ tiên. Ở đó sẽ có các cây thần như cây đa, cây dỗi, cây kiềng kiềng nuôi dưỡng linh hồn nó. Một già làng khác cho hay nếu chọn rừng ma không đúng ý Giàng (Trời) thì tai họa sẽ đến với buôn làng và người chọn sẽ gánh lấy trách nhiệm.

Bạn,
Theo phóng viên, có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng của rừng ma nên hễ buôn nào đã có rừng ma thì dẫu lâu đời xưa cũ, thậm chí xung quanh trụi sạch rừng họ vẫn cứ mai táng người thân vào đó. Về đồ vật táng theo người, một già làng bảo: quan niệm truyền thống của người K’Ho là người chết và người sống bình đẳng với nhau nên quyền lợi của cải cũng vậy, phải chia đều. Lúc sống họ cùng gia đình làm ra của cải thì khi chết gia đình phải mai táng theo để họ mang theo thế giới bên kia mà dùng. Nếu không làm như vậy, người sống cũng không vui mà người chết sẽ tủi thân. Dân một buôn làng kể có một người đàn ông lúc sống quấn quít với con ngựa của mình, đến lúc ông chết đi thì gia đình và dân làng đã dắt con ngựa cột bên nhà mồ, cạnh quan tài ông cho đến khi ngựa chết đi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.