Hôm nay,  

Rừng Ma Ở Di Linh

12/10/200000:00:00(Xem: 5334)
Bạn,
Tại vùng Nam Tây Nguyên, dân địa phương từng nói rằng hàng ngàn buôn làng tại vùng này là hàng ngàn rừng ma kỳ bí. Mới đây, một phóng viên báo Tuổi Trẻ đã đến huyện Di Linh, một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, có nhiều buôn làng của người sắc tộc thiểu số, và đã ghi lại một số câu chuyện về rừng ma ở vùng này.

Phóng viên báo Tuổi Trẻ kể lại khi dến rừng ma Bộch N’Ho thuộc địa phận xã Bảo Thuận, huyện Di Linh như một thế giới người sống, chỉ khác là không bóng dáng người. Lẫn giữa những tán rừng già là những khu nhà mồ được người sống dựng lên cho người chết, và trong đó dày dặc những nồi niêu xoong chảo, chén bát, áo quần, gùi, xà gạt, chiêng, ché, sừng thú... được treo quanh quan tài. Đó là của cải thuộc quyền sở hữu của người chết do chính gia đình, họ hàng của họ chia phần (theo tục lệ của người K’Ho, Mạ) để mang theo về thế giới bên kia. Trong cánh rừng rộng chừng 3 ha này không biết cơ man nào là nhà mồ, càng không thể đếm hết số goong, pưng, yang (người Kinh gọi là ché) và những của cải, vật dụng mà chỉ có người mới có thể sử dụng. Nhìn những nhà mồ to đùng, những hố huyệt sâu thẳm với vô số cỗ quan tài rêu phong xếp từng lớp, không trật tự đủ để có thể nhận định có một tập tục mai táng chung một dòng họ hoặc cùng một buôn làng. Tất nhiên ai chết trước thì nằm dưới. Những rừng ma như thế này đã bao nhiêu tuổi" Không ai có thể trả lời được câu hỏi chính xác trên, chỉ biết rằng buôn B’Sụt (cộng đồng sử dụng rừng ma Bộch N’Ho) đã định cư tại vùng này cách đây khoảng 200 năm, và đã trải qua bao đời rồi dân trong buôn B’Sụt vẫn chỉ chôn người chết ở khu đất này.

Rời Bảo Thuận, phóng viên trên tìm đến những cánh rừng dành cho người chết ở Di Linh, nơi ở của các sắc dân K’Ho bản địa, rồi vùng B’Cao, Bảo Lâm, nơi ở của nhóm sắc dân Mạ, K’Ho. Nếu như rừng ma của một số buôn vẫn trú ngụ giữa rừng già thì cũng có những nơi hàng chục rừng ma bị đẩy ra giữa những nông trại cà phê, trà bao la, chỉ còn lại những dấu chấm lẻ loi chứng minh vùng này trước đây từng là rừng già. Có một điều là những người mở rẫy, mở trang trại và những kẻ phá rừng chưa dám xóa sổ một cánh rừng ma nào vì sợ người chết nổi giận. Một già làng nói rằng nếu ai hỏi rừng ma tồn tại bao nhiêu năm rồi, chẳng khác gì hỏi người Mạ ra đời từ đâu. Già làng cho biết từ bao đời nay người Mạ ở buôn ông chỉ làm theo những gì tổ tiên làm, như việc mai táng người chết phải đưa vào rừng ma. Theo quan niệm của người Mạ, nếu để người chết đi lạc ra khỏi rừng ma của buôn sẽ là điều tai họa cho lũ làng, vì con ma ấy sẽ trở về quậy phá người sống và mùa màng. Khi đưa vào rừng, người chết sẽ được sinh sống cùng tổ tiên. Ở đó sẽ có các cây thần như cây đa, cây dỗi, cây kiềng kiềng nuôi dưỡng linh hồn nó. Một già làng khác cho hay nếu chọn rừng ma không đúng ý Giàng (Trời) thì tai họa sẽ đến với buôn làng và người chọn sẽ gánh lấy trách nhiệm.

Bạn,
Theo phóng viên, có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng của rừng ma nên hễ buôn nào đã có rừng ma thì dẫu lâu đời xưa cũ, thậm chí xung quanh trụi sạch rừng họ vẫn cứ mai táng người thân vào đó. Về đồ vật táng theo người, một già làng bảo: quan niệm truyền thống của người K’Ho là người chết và người sống bình đẳng với nhau nên quyền lợi của cải cũng vậy, phải chia đều. Lúc sống họ cùng gia đình làm ra của cải thì khi chết gia đình phải mai táng theo để họ mang theo thế giới bên kia mà dùng. Nếu không làm như vậy, người sống cũng không vui mà người chết sẽ tủi thân. Dân một buôn làng kể có một người đàn ông lúc sống quấn quít với con ngựa của mình, đến lúc ông chết đi thì gia đình và dân làng đã dắt con ngựa cột bên nhà mồ, cạnh quan tài ông cho đến khi ngựa chết đi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.