Hôm nay,  

Học Lớp 4 Soạn Nhu Liệu

16/06/200400:00:00(Xem: 6056)
Bạn,
Chuyện kể với bạn trong lá thư này là câu chuyện của cậu bé Nguyễn Hoàng Vân, học lớp 4/4 Trường Tiểu học Phù Đổng, Đà Nẵng. Cậu bé này vừa đoạt giải nhất khối tiểu học trong cuộc thi Tin học trẻ thành phố Đà Nẵng với nhu liệu "Kể chuyện cổ tích". Báo Thanh Niên kể như sau.
Một lần, mẹ đi thăm các bạn là trẻ em đường phố, trẻ khuyết tật về, mẹ kể: Ở những nơi ấy, các bạn nhỏ ít có những phương tiện để vui chơi, ít có sách truyện để đọc. Đêm xuống, các bạn không được ngồi quây quần đầm ấm như ở gia đình em, không được đọc những câu truyện cổ tích rất hay mà ba và mẹ thường chở em đi chọn mua ở các nhà sách... Ngay lúc ấy, trong đầu em đã nảy sinh một ý tưởng, viết một phần mềm chuyện cổ tích dành riêng cho những người bạn thiệt thòi đó.
Khi viết, gặp phải những chỗ khó em thường hỏi anh trai là Nguyễn Hoàng Hải (học lớp 11 Trường trung học phổ thông chuyên Lê Quí Đôn, từng đoạt giải nhất phần mềm thành phố, giải nhì quốc gia nhu liệu Kỹ năng thanh niên năm học 2002-2003).

Ngay trên trang đầu tiên, em đã nghĩ phải có lời mở đầu thế nào thật thiết thực và em đã ghi đoạn viết "Các bạn nhỏ hiện nay rất ít được nghe kể chuyện cổ tích... Để giúp các bạn giải trí sau những giờ học căng thẳng, em đã sưu tầm truyện cổ tích để phát triển thành phần mềm Truyện cổ tích". Những truyện Cây tre trăm đốt, Sọ dừa, Sự tích dưa hấu, Tấm Cám... được em chọn cho những trang phần mềm đầu tiên. Phần mềm của em có cả phần rút ra bài học từ những câu chuyện cổ tích bổ ích.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: May mắn thay, nhu lieu ấy lại được giải, em thấy hạnh phúc lắm. Khi em được giải, mọi người đều ngạc nhiên hỏi em học vi tính vào thời gian nào, ở đâu" Thật ra, trong các môn học, ba mẹ đều không tạo áp lực cho em, luôn tạo điều kiện cho em và anh trai vừa chơi, vừa học. Còn tin học, em thường hay đứng đằng sau anh Hải, học lén những thao tác của anh ấy. Anh khen em có ý tưởng độc đáo, và tạo mọi điều kiện để em tự viết phần mềm. Em đang viết một phần mềm nữa, nhưng phải bí mật. Nhất định sẽ rất hấp dẫn!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đình làng lẽ ra phải là nơi hấp dẫn du khách... vậy mà bây giờ nguy cơ đổ sập. Báo Công Lý & Xã Hội ghi nhận về một ngôi đình ở Huế: Với tuổi đời gần 300 năm, Đình làng Lại Thế (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong ngôi đình cổ nhất tại Huế. Hiện nay, đang xuống cấp nghiêm trọng, tìm ẩn nhiều nguy cơ có thể sập bất cứ lúc nào khi mùa mưa bão đến.
Chìm tàu câu mực trên vùng biển Trường Sa? Có bí ẩn gì không? Tại sao tự nhiên chết máy? Hay vị tàu lạ gây sự?
Có phải xin lỗi rồi huề... Có phải một tiếng xin lỗi là đủ để làm người chết sẽ sống lại? Bản tin Zing ghi lời ông Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi rất xin lỗi người dân Thủ Thiêm... "Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tôi xin lỗi người dân vì những sai phạm trong thời gian qua. Vì sự phát triển của TP mà phải rời nơi gắn bó từ tấm bé. Tôi rất xin lỗi"
Bây giờ vẫn gọi là tàu lạ… chưa dám gọi thẳng là tàu Trung Quốc. Thế nên, mới bị gây chuyện hoài, chỉ khổ dân mình. Tại sao chính phủ Ba Đình chỉ thị cho dân mình, từ công an, hải giám cho tới ngư dân và báo chí phải gọi đám phương Bắc là tàu lạ?
Quy hoạch gì đi nữa, rồi cũng có phá rào. Các quan chức luôn luôn biết cách làm ra ngoài lề… và thoát hiểm.
Hy vọng Hoa kỳ vào Biển Đông, chặn bước tiến bành trướng của TQ… Bản tin RFA ghi lời Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ: Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc.
Vậy là có sẵn bài thuyết minh, khỏi ứng biến gì hết, vì ứng biến sẽ sai với sử liệu, phần lớn.
Thống kê về các cơ sở giáo dục Việt Nam hy vọng khả tín một phần, vì nơi đây chỉ về số trường các cấp thôi.
Vậy là sân bay Tân Sơn Nhứt sẽ bành trướng khổng lồ... vậy rồi xe cộ chạy tới và lui ra sao? Báo Lao Động nêu câu hỏi: Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất 50 triệu khách/năm, kết nối giao thông như thế nào?
Bản tin VOV kể: Gạo Việt Nam có mặt ở 150 thị trường nhưng vẫn ít người biết… Hạn chế về năng lực tiếp cận, thâm nhập thị trường, marketing thương hiệu… nên gạo Việt Nam ít được người tiêu dùng thế giới biết đến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.