Hôm nay,  

Nghề Viết Luận Văn Mướn, 1/5 Học Sinh Muốn Tự Tử

17/04/201800:00:00(Xem: 2000)
Xuân Niệm

 
Ở Việt Nam ngày nay có quá nhiều ông to bà lớn có bằng cấp giả hoặc học lực chỉ có tiếng mà không có miếng mục đích chỉ để làm nấc thang leo lên cho cao mà đó lại là động lực để sinh ra cái nghề tưởng khó ăn mà lại dễ kiếm tiền là nghề “làm thuê luận văn,” theo bản tin của báo Zing.vn cho biết hôm 15 tháng 4 như sau.

Một bạn trẻ chia sẻ công việc này không vất vả, không tốn thời gian cũng không áp lực nhưng kiếm được số tiền vài ba triệu là quá lớn với sinh viên.

Hiện nay, chỉ cần có tiền thì việc tìm mua, hay thuê người viết khóa luận/luận văn thậm chí cả luận án tiến sĩ cũng hết sức đơn giản.

Theo quảng cáo của những trung tâm này, đội ngũ thực hiện khóa luận/luận văn/luận án là giảng viên của các đại học danh tiếng, chuyên viên kinh nghiệm, các thạc sĩ, tiến sĩ trong ngành... Thế nhưng, qua tìm hiểu, thực chất, người viết ra những tác phẩm trên lại là các sinh viên năm ba, năm tư.

Tìm gặp Trang - một nữ sinh năm cuối ĐH X (Hà Nội), cô cho biết: "Tôi đã bắt đầu làm thuê khóa luận/luận văn từ năm thứ ba đại học. Riêng luận văn thạc sĩ, đến nay cũng hoàn thành 2 tác phẩm rồi".

Vốn là sinh viên có thành tích xuất sắc, Trang được nhiều thầy cô trong trường biết đến. Năm ba đại học, sau hai vòng thi tuyển, Trang trở thành trợ lý của giảng viên A trong trường. Có kiến thức chắc chắn kèm thêm là khả năng viết tốt (Trang từng là học sinh chuyên văn), Trang được giảng viên này tin tưởng và "nhờ" làm khóa luận/luận văn với mức tiền công 3 triệu đồng/luận văn.

Trang cho biết: "Sau khi giao đề tài, cô cũng cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho tôi luôn. Quá trình thực hiện đều liên lạc qua email chứ không trao đổi trực tiếp. Khi cô đã đồng ý với đề cương chi tiết tôi lập ra thì tôi triển khai viết bài.

Mỗi đề tài được phép làm trong tháng rưỡi, hai tháng nhưng thật ra, tôi chỉ làm vài tiếng buổi tối trong 1-2 tuần là hoàn thiện. Công việc này không vất vả, không tốn thời gian cũng không áp lực nhưng kiếm được số tiền vài ba triệu là quá lớn với sinh viên rồi".

Trang cho biết thêm, số lượng sinh viên tham gia làm thuê khóa luận/luận văn để kiếm tiền không hề ít. Nếu chăm chỉ và làm đều đặn, họ có thể kiếm được cả chục triệu/tháng.

Theo Trang: "Bản thân tôi học Luật nên tôi biết, công việc này chẳng vi phạm pháp luật hiện hành. Cũng rất khó tìm ra căn cứ, bằng chứng để xác định tôi là người viết thuê. Tôi không nhận làm thì người khác cũng nhận thôi, việc gì mà tôi không nhận".

Liên quan đến giáo dục tại quê nhà, một bản tin khác của báo Người Đưa Tin hôm 15 tháng 4 cho biết một thực trạng đau lòng là 1/5 học sinh có ý định tự tử. Bản tin cho biết chi tiết như sau.

Theo thống kê của bộ Y tế thì cứ 5 em học sinh lại có 1 em có ý định tự tử. Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn tới vấn đề này, xin mời độc giả cùng báo Người Đưa Tin trò chuyện với TS. Vũ Thu Hương để hiểu hơn về áp lực học hành đối với con trẻ hiện nay.

Vì đâu nên nỗi

Chuyện các em học sinh đang phải chịu quá nhiều áp lực học hành không còn xa lạ, nhưng nó lại nóng lên lần nữa khi một em nam sinh dù đã đạt Học sinh giỏi (HSG) tại TP.Hồ Chí Minh nhưng vẫn không đáp ứng kỳ vọng từ gia đình. Để rồi em quyết định ra đi trong sự đau đớn, xót xa.

TS. Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng: “Xu thế gần đây, các em bị bắt học nhiều hơn do suy nghĩ trẻ em không có việc gì khác ngoài học. Các phụ huynh và giáo viên đôi khi không nắm rõ được mục tiêu học tập của học sinh sẽ gồm rất nhiều thứ như: sống còn, sống tốt và sống thành công, hạnh phúc mà chỉ dồn suy nghĩ vào việc học chữ”.

“Trong tâm lý phụ huynh con mình luôn phải là người đứng đầu, “thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly”, hay so sánh “nhìn con nhà người ta” nó đã thấm sâu vào việc giáo dục con cái, để các em dù đã nỗ lực thậm chí đạt học sinh giỏi nhưng không phải người đứng đầu lớp, đầu trường... thì vẫn chưa thể thỏa mãn bậc phụ huynh”, TS. Hương phân tích tâm lý phụ huynh hiện nay.

Bên cạnh đó là suy nghĩ, ngày xưa nhà nghèo mà bố mẹ học vẫn giỏi, nay gia đình khá giả, con không phải làm gì khác ngoài việc học thì đương nhiên phải học giỏi. Hoặc có cha mẹ suy nghĩ bản thân mình giỏi giang thông minh thì con đương nhiên phải học giỏi. Các cha mẹ cũng sợ con thua kém bạn bè, sẽ thiếu tự tin nên càng áp lực vào con hơn”, nữ Tiến sĩ nói tiếp.

Một thực tế được TS. Vũ Thu Hương chỉ ra hiện nay đó là, đôi khi cha mẹ cũng sợ con cái mình kém so với một mặt bằng mơ hồ nào đó mà họ đặt ra. Chính vì vậy áp lực học tập dồn lên các em quá nhiều.

“Theo tôi, các học sinh giỏi càng lắm áp lực hơn nữa. Đó là khi các em có sức học tốt, có một mặt bằng điểm số tốt thì chỉ có 1 đầu điểm kém là lập tức bị quy kết là lười biếng, ngại học. Thậm chí có cha mẹ vẫn trách con khi con bị điểm 8,9 trong khi bình thường con vẫn được điểm 10. Sự chê trách thay vì động viên đến từ phía cha mẹ, sợ ánh nhìn chê cười của bạn bè cũng là nguyên nhân gia tăng áp lực cho các HSG”, bà Hương nói.

Một thực trạng hiện nay, bố mẹ tạo mọi điều kiện cho con cái chỉ có học, lại quên đi dạy cho con những sinh hoạt cơ bản, kỹ năng cuộc sống cũng rất nguy hiểm. Giáo dục có 3 mục tiêu rất rõ ràng: Kiến thức, kĩ năng và đạo đức. Tuy nhiên, các bố mẹ ngày nay dường như quên hẳn 2 mục tiêu kia mà chỉ chú trọng vào kiến thức.

Đó là vì kiến thức thì dễ đo đếm và so sánh bằng điểm số. Trong khi đó kĩ năng và đạo đức lại khó so sánh hơn. Nếu để so sánh thì hai mục tiêu sau sẽ không thể dùng để khoe và bày tỏ sự tự hào của cha mẹ với người xung quanh.



Những câu chuyện về các em học sinh, vì áp lực học tập mà rơi vào trầm cảm, hay từ bỏ đi cuộc sống của mình đã tồn tại rất nhiều. Các bậc phụ huynh giờ đây hãy thực sự trở thành người bạn, thấu hiểu, động viên, an ủi con cái trong học tập cũng như cuộc sống. Để tránh đi những câu chuyện đau lòng vì… không gì quý hơn con người.

Trọng bằng cấp và danh tỉếng bề ngoài để thỏa mãn lợi lọc trước mắt quá sẽ làm mất phẩm chất cốt lõi của giáo dục là dạy cho con người mở mang vừa kiến thức vừa tâm thức nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.