Hôm nay,  

Cắt Cỏ Đổi Lấy Miếng Ăn

14/05/200500:00:00(Xem: 6104)
Bạn,
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang khoảng hơn 40km có ngôi chợ khá lạ, có thể nói là hiếm trong hàng ngàn ngôi chợ ở miền Trung bởi hàng bán ở chợ chỉ độc một món duy nhất: cỏ. Đặc biệt, người bán cỏ tại chợ này đều là nông dân. Họ đi cắt cỏ chở về chợ bán. Miếng ăn hằng ngày của các gia đình ở đây chính yếu từ cỏ. Báo Tuổi Trẻ viết về cuộc đời của những nông dân nghèo kiếm sống tại chợ cỏ này qua đoạn ký sự như sau.
Tại Ninh Thuận, không ai biết chính xác chợ cỏ Quảng Sơn có từ bao giờ, chỉ biết cách nay hơn mười năm, lúc ấy vùng đất này quá khô hạn, người dân có ruộng thì cũng không có nước để trồng lúa, đậu, ngô, khoai... Ai có trâu, bò kéo, bò sữa, gia súc thì tìm cỏ cũng khó khăn vì xung quanh cánh đồng nào cũng nứt nẻ do hạn hán. Cái khó ló cái khôn, có cầu ắt cần cung. Từ một hai người cắt cỏ bán lẻ tẻ ban đầu ở chợ xã, dần dần nhiều người thấy sống được nên làm theo. Nói là chợ chứ đó chỉ là một khu đất gần chợ xã Quảng Sơn, do việc các bao cỏ khá cồng kềnh nên những người mua bán cỏ dời dần về khu đất trống này. Chợ cỏ Quảng Sơn có từ đó. Chợ không phân khu, cũng chẳng có sạp, chỉ có thân cây me già che bóng mát một góc đường, vài cây cột gỗ cắm trên đất để chiếc xe đạp thồ có mấy bao cỏ tựa vào là thành một "sạp" hẳn hoi. Chợ họp lúc 4 giờ 30, lúc nào cũng có khách mua, đông nhất là lúc cộ (xe trâu, bò đi rừng) về, khoảng hơn 200 người, bình thường chợ khoảng 40-50 người. Một người thồ (chở) hai hoặc ba bao cỏ.

Khách mua cỏ chủ yếu là dân địa phương, còn "tiểu thương" ở chợ cỏ phần lớn là phụ nữ, vào, người ít nhất cũng ba năm trong nghề. Chuyện tìm cơm từ cỏ là điều không còn lạ hơn mười năm qua với hơn 40 gia đình ở chợ cỏ Quảng Sơn. Với những nông dân nghèo của các xóm cỏ (những gia đình cắt, bán cỏ), chợ cỏ cũng là nơi để họ ươm mầm chuyện học hành cho con cái. Vừa lau mồ hôi nhễ nhại do mới cắt cỏ về, giọng chị Nguyễn Thị Quy nói trong nụ cười buồn: "Khách mua đông thì không nói gì, ngày chợ ế không bán được bao nào. Cả ngày đói lả người do sáng thức từ 4g không kịp ăn phải đi cắt cỏ. Tôi đạp xe chở cỏ vào các thôn xóm bán, tính ra hơn 5 giờ chiều mới bán được mà thấp hơn giá bán ở chợ nữa, đôi lúc một bao 5 ngàn đồng cũng bán, nhà nào thương thì cho thêm. Mùa này đồng khô lúa chết lấy gì ăn, cắt cỏ mới có chút tiền để lo cho con. Nghèo thì càng cố để lo cho tụi nó được đi học mới thoát nghèo".
Bạn,
Cũng theo ghi nhận của báo TT, nắng hạn, chợ cỏ dường như tấp nập hơn, nhưng hình như trong mắt các nông dân vẫn đau đáu nỗi buồn. "Đời người ở chợ cỏ là thế, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, đâu ai muốn làm cư dân chợ cỏ suốt đời. Chỉ mong còn cỏ, lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn để sau này đỡ khổ như mình mà thôi", một phụ nữ nói với phóng viên mà như thì thầm với chính mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bản tin báo Thanh Niên ghi rằng vào sáng ngày 15.2-2019, khi trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.SG, thông tin cấu trúc đề thi bài kiểm tra năng lực năm nay sẽ giống với năm 2018. Theo đó, bài thi sẽ gồm 100 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 75 phút trên giấy, thang điểm 30.
Ngày Lễ Tình Nhân tưng bừng khắp các nhà nghỉ... Có phải các cặp tình nhân rủ nhau vào nhà nghỉ để mời nhau uống trà và ngâm thơ? Bởi vậy, mới có nhiều thai nhi bị khước từ vì ba mẹ lỡ lầm.
Vậy là xóa bỏ quy định nữ sinh viên thi vào sư phạm cần chiều cao ít nhất 1,50 m trở lên... Vậy là, các cô thấp hơn vẫn có quyền xin thi tuyển sư phạm.
Tưng bừng đi chùa... Ngôi chùa được nói sẽ là ngôi chùa lớn nhất thế giới... Báo Dân Trí kể: Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa chưa xây xong ở Hà Nam... Tuy công trình chưa được xây dựng xong, công trường còn ngổn ngang nhưng người dân vẫn ùn ùn kéo về chùa Tam Chúc huộc huyện Kim Bảng (Hà Nam) để thăm quan, du xuân.
Vậy là xóa lằn ranh Nam-Bắc, trước và sau 1975, nhạc đỏ và nhạc vàng… trong tương lai gần.
Tết vui tưng bừng... tuy nhiên, có rất nhiều màn đi quá đà, như nhậu, hát, kẹt xe, tai nạn xe... Bản tin TTXVN kể: Ngày 10/2 (tức mùng 6 Tết), dòng người từ các tỉnh miền Tây, miền Trung bắt đầu trở lại TP SG để làm việc và học tập khiến các tuyến đường vào cửa ngõ thành phố kẹt xe nghiêm trọng.
Nghề lái taxi đầy gian nan... trong thời đại công nghệ tiện lợi. Báo Dân Trí kể: Lãi “bốc hơi” hơn một nửa, Vinasun tiếp tục giảm trên 350 nhân viên năm 2018.
Trong khi các tiệm tạp hóa, chợ búa, siêu thị mở cửa sớm ngày xuân... nhiều người dân vẫn còn tưng bừng du lịch...
Vậy là tròn 230 năm Vua Quang Trung dẫn quân Tây Sơn đánh tan giặc phương Bắc.
Vẫn còn Tết... nhiều lễ hội vẫn còn tưng bừng, nhưng các siêu thị đã mở cửa trở lại ngày mùng 2 Tết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.