Hôm nay,  

Học Thêm, Hay Tự Học?

10/16/201700:00:00(View: 3951)

Học Thêm, Hay Tự Học
Xuân Niệm
 

Học thêm... khi thầy cô dạy thêm, học trò rủ nhau đi học thêm. Có nên không? Hay là nên tự học?

Báo Người Lao Động kể rằng hàng trăm học sinh khối 12 ở Gia Lai đã đồng loạt ký vào đơn gửi ban giám hiệu nhà trường để phản đối việc dạy thêm

Những ngày qua, trên mạng xã hội đăng tải lá đơn kiến nghị của các em học sinh Trường THPT Lê Lợi (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) gửi ban giám hiệu nhà trường xin không học thêm vì… không có hiệu quả. Lá đơn đã thu hút được sự quan tâm của dư luận.

Đơn kiến nghị nêu rõ học sinh không có nhu cầu học thêm nhưng nhà trường vẫn bắt buộc các em phải đăng ký và đi học 2 buổi/ngày. Như vậy là nhà trường thiếu tôn trọng, không quan tâm đến nhu cầu của học sinh. Hơn nữa, việc nhà trường tăng số lượng tiết học gây áp lực nhưng chất lượng lại không đảm bảo. Việc dạy thêm cũng không được phân loại đối tượng học sinh dẫn đến quá sức với một số em hoặc không cần thiết với một số em khác.

Trong khi đó, báo An Ninh thủ Đô kể chuyện Hà Nội: Dạy thêm học thêm, lạm thu tiền trường vẫn nóng trong trường học...

Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý yêu cầu tăng cường thanh tra, chấn chỉnh tình trạng lạm thu và dạy thêm học thêm trong trường học và nhấn mạnh đây đang là vấn đề nổi trội gây bức xúc trong phụ huynh học sinh.

...Theo đó, các nhà trường phải tuân thủ một số quy định như không được dạy thêm trước chương trình; không cắt giảm nội dung trong chương trình chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không được xếp thời khóa biểu học thêm vào buổi học chính khóa hoặc giờ học tự chọn; số giờ học thêm không được vượt quá số giờ học chính khóa trong ngày.

Bi haì là chuyện Cà Mau: Xích mích vì 'học thêm', hiệu trưởng, hiệu phó cùng bị kỷ luật...

Báo Tuổi Trẻ kể rằng cho rằng hiệu trưởng bao che giáo viên ép học sinh học thêm, hiệu phó Trường THCS An Xuyên 2, xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau xích mích với hiệu trưởng. Cả hai người vừa bị kỷ luật.

Báo Thanh Niên ghi nhận rằng cứ vào buổi tối, các trung tâm luyện thi tại TP.SG nườm nượp phụ huynh đưa đón, đứng chờ con học thêm. Có người còn mang theo cơm hộp để cho con ăn trước khi chuyển sang lớp học tiếp theo.

Chị Bùi Thị Phương (có con học lớp 9 tại Q.5) cho biết: “Ngay sau khi có đề thi minh họa vào lớp 10, tôi đã chuyển lớp học thêm cho con”. Theo chị Phương, nguyên nhân vì giáo viên cũ tuy giỏi nhưng không có kinh nghiệm luyện thi... đề thực tế.

Chị Phương kể: “Thầy T. dạy giỏi nên ngày thường đã có đông học sinh (HS). Nhất là từ sau khi có tin Sở GD-ĐT TP.SG điều chỉnh đề thi toán thì số HS của thầy nhiều hẳn lên. Để có được 2 buổi học/tuần cho lớp của con, chúng tôi phải năn nỉ thầy dữ lắm. Và dù thầy không yêu cầu nhưng chúng tôi thống nhất là mỗi phụ huynh đóng học phí gấp đôi để bồi dưỡng thêm cho thầy”.

Báo Dân Trí nêuc âu hỏi: Thay vì đi học thêm, sao không rèn kỹ năng tự học?

Báo DT ghi rằng việc học thêm sẽ giúp trẻ bổ trợ kiến thức ngoài giờ học chính khóa, nhưng đồng thời cũng cắt giảm thời gian dành cho các hoạt động học tập và vui chơi khác của trẻ. Thay vì “chạy sô” khắp các lớp học thêm, cha mẹ hoàn toàn có thể rèn luyện kỹ năng tự học cho con để trẻ vững vàng, chủ động hơn trong học tập và cuộc sống.

Bài này cũng kể:

“Trong một buổi trò chuyện với sinh viên, GS Ngô Bảo Châu đã chia sẻ một góc nhìn thực tế: ông nhận thấy sinh viên Mỹ có số giờ học Toán ít hơn so với sinh viên Việt Nam, nhưng trong 4 năm thì kiến thức của họ lại vượt hơn hẳn, một phần do thời gian tự học nhiều hơn.”

Hình như có cái gì sai với học thêm, dạy thêm... Mỹ, Pháp, Anh, Úc đâu có buộc trẻ em học nhiều như ta đâu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Môi trường là chuyện nhức nhối tại Việt Nam.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.