Hôm nay,  

Học Thêm, Hay Tự Học?

10/16/201700:00:00(View: 3901)

Học Thêm, Hay Tự Học
Xuân Niệm
 

Học thêm... khi thầy cô dạy thêm, học trò rủ nhau đi học thêm. Có nên không? Hay là nên tự học?

Báo Người Lao Động kể rằng hàng trăm học sinh khối 12 ở Gia Lai đã đồng loạt ký vào đơn gửi ban giám hiệu nhà trường để phản đối việc dạy thêm

Những ngày qua, trên mạng xã hội đăng tải lá đơn kiến nghị của các em học sinh Trường THPT Lê Lợi (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) gửi ban giám hiệu nhà trường xin không học thêm vì… không có hiệu quả. Lá đơn đã thu hút được sự quan tâm của dư luận.

Đơn kiến nghị nêu rõ học sinh không có nhu cầu học thêm nhưng nhà trường vẫn bắt buộc các em phải đăng ký và đi học 2 buổi/ngày. Như vậy là nhà trường thiếu tôn trọng, không quan tâm đến nhu cầu của học sinh. Hơn nữa, việc nhà trường tăng số lượng tiết học gây áp lực nhưng chất lượng lại không đảm bảo. Việc dạy thêm cũng không được phân loại đối tượng học sinh dẫn đến quá sức với một số em hoặc không cần thiết với một số em khác.

Trong khi đó, báo An Ninh thủ Đô kể chuyện Hà Nội: Dạy thêm học thêm, lạm thu tiền trường vẫn nóng trong trường học...

Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý yêu cầu tăng cường thanh tra, chấn chỉnh tình trạng lạm thu và dạy thêm học thêm trong trường học và nhấn mạnh đây đang là vấn đề nổi trội gây bức xúc trong phụ huynh học sinh.

...Theo đó, các nhà trường phải tuân thủ một số quy định như không được dạy thêm trước chương trình; không cắt giảm nội dung trong chương trình chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không được xếp thời khóa biểu học thêm vào buổi học chính khóa hoặc giờ học tự chọn; số giờ học thêm không được vượt quá số giờ học chính khóa trong ngày.

Bi haì là chuyện Cà Mau: Xích mích vì 'học thêm', hiệu trưởng, hiệu phó cùng bị kỷ luật...

Báo Tuổi Trẻ kể rằng cho rằng hiệu trưởng bao che giáo viên ép học sinh học thêm, hiệu phó Trường THCS An Xuyên 2, xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau xích mích với hiệu trưởng. Cả hai người vừa bị kỷ luật.

Báo Thanh Niên ghi nhận rằng cứ vào buổi tối, các trung tâm luyện thi tại TP.SG nườm nượp phụ huynh đưa đón, đứng chờ con học thêm. Có người còn mang theo cơm hộp để cho con ăn trước khi chuyển sang lớp học tiếp theo.

Chị Bùi Thị Phương (có con học lớp 9 tại Q.5) cho biết: “Ngay sau khi có đề thi minh họa vào lớp 10, tôi đã chuyển lớp học thêm cho con”. Theo chị Phương, nguyên nhân vì giáo viên cũ tuy giỏi nhưng không có kinh nghiệm luyện thi... đề thực tế.

Chị Phương kể: “Thầy T. dạy giỏi nên ngày thường đã có đông học sinh (HS). Nhất là từ sau khi có tin Sở GD-ĐT TP.SG điều chỉnh đề thi toán thì số HS của thầy nhiều hẳn lên. Để có được 2 buổi học/tuần cho lớp của con, chúng tôi phải năn nỉ thầy dữ lắm. Và dù thầy không yêu cầu nhưng chúng tôi thống nhất là mỗi phụ huynh đóng học phí gấp đôi để bồi dưỡng thêm cho thầy”.

Báo Dân Trí nêuc âu hỏi: Thay vì đi học thêm, sao không rèn kỹ năng tự học?

Báo DT ghi rằng việc học thêm sẽ giúp trẻ bổ trợ kiến thức ngoài giờ học chính khóa, nhưng đồng thời cũng cắt giảm thời gian dành cho các hoạt động học tập và vui chơi khác của trẻ. Thay vì “chạy sô” khắp các lớp học thêm, cha mẹ hoàn toàn có thể rèn luyện kỹ năng tự học cho con để trẻ vững vàng, chủ động hơn trong học tập và cuộc sống.

Bài này cũng kể:

“Trong một buổi trò chuyện với sinh viên, GS Ngô Bảo Châu đã chia sẻ một góc nhìn thực tế: ông nhận thấy sinh viên Mỹ có số giờ học Toán ít hơn so với sinh viên Việt Nam, nhưng trong 4 năm thì kiến thức của họ lại vượt hơn hẳn, một phần do thời gian tự học nhiều hơn.”

Hình như có cái gì sai với học thêm, dạy thêm... Mỹ, Pháp, Anh, Úc đâu có buộc trẻ em học nhiều như ta đâu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ô nhiễm môi trường là nan đề... Có vẻ như Việt Nam không đặt làm ưu tiên... Báo Tài Nguyễn & Môi Trường kể chuyện Quảng Ngãi bó tay: Rác tràn lan Quốc lộ 1A, tỉnh Quảng Ngãi bí phương án xử lý.
Học nghề dĩ nhiên là dễ tìm việc hơn học chữ... Bao giờ cũng thế. Báo Dân Sinh kể chuyện Đà Nẵng: Trên 70% học sinh, sinh viên học nghề ra trường có việc làm.... Một bản báo cáo ghi rằng trong đó, một số nghề về dịch vụ du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí, công nghệ ô tô, tỉ lệ có việc làm đạt 90 – 100%. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động được đào tạo nghề chỉ chiếm 10% - 12% trong tổng tỉ lệ thất nghiệp của thành phố.
Phim nào là phim cấm trẻ em dưới 13 tuổi? Có chàng và nàng nắm tay? Hôn trán hay hôn môi? Hay nữ diễn viên hở hang 50%, hay 80%? Báo Thanh Niên kể rằng một phim bị dán nhãn C13 làm các nhà sản xuất phiền lòng.
Vậy là vào chung kết Giải Túc Cầu AFF... Bản tin TTXVN kể rằng: Sau chiến thắng 2-1 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Phillipines trên sân Mỹ Đình, hàng vạn người hâm mộ TP SG đã "tràn" xuống đường hò reo, hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vô địch", "Việt Nam chiến thắng"...
Câu chuyện chỉ xảy ra tại thiên đường xã hội chủ nghĩa VN: Cầu vừa đổ bê tông đã sập.
Có phải quan chức VN ưa ném tiền ra cửa sổ? Hay phải chăng, nơi cửa sổ có người thân cán bộ đưa tay chụp tiền…
Lương thấp, tìm việc khó được nhận, khi công ty co cụm là bị cắt sớm… Đó là thân phận nữ công nhân.
Thế là cả nước gian nan với ô nhiễm môi trường. Thủ đô Hà Nội ô nhiễm, miền quê Nam bộ cũng ô nhiễm, miền núi cao Sơn La cũng ô nhiễm, cho tới Đà Nẵng ven biển góc trời cũng ô nhiễm…
Tuyệt vời là cụ Nguyễn Công Trứ. Hy hữu là cụ. Văn hay, chữ tốt, nghịch phá cũng là cụ. Báo Tổ Quốc hôm 29/11/2018 kể rằng sắp tới sẽ có: Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 240 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ.
Khi phá núi, lại làm hại dân… Đó là trường hợp Hải Phòng. Báo Gia Đình VN kể: Người dân đội 7, xã Liên Khê, (Thủy Nguyên, Hải Phòng) liên tục phản kháng mạnh mẽ trước hoạt động “xẻ thịt” núi hang Bờ Hồ để khai thác đá của Công ty Nguyên Hà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.