Hôm nay,  

7 Năm Vác Chiếu Ra Tòa

07/08/201700:00:00(Xem: 2697)
Làm dân của một đất nước độc tài với bộ máy không những chính quyền là quan liêu mà ngay cả ngành tư pháp và tòa án cũng chẳng thi hành theo luật pháp đã quy định, trường hợp điển hình nghe mà xót dạ là một nông dân miền núi cực khổ thế đấy vẫn phải vác chiếu ra hầu tòa tới 7 năm.

Đó không phải là chuyện hư cấu theo kiểu tiểu thuyết dã sữ, mà là chuyện có thật một trăm phần trăm do Báo Người Lao Động thuật lại ngày 1 tháng 8 vừa qua.

Báo Người Lao Động kể như sau.

Theo trình bày của ông Nguyễn Ngọc Ninh (SN 1960; ngụ xã Ea Pal, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk), năm 2010 và 2011, gia đình ông có vay của ông Nguyễn Văn Linh (ngụ thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar) 2 lần số tiền 900 triệu đồng. Gia đình ông Ninh đã thế chấp 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và có lập hợp đồng thế chấp tài sản cho 2 khoản vay này.

Đến thời hạn trả nợ, ông Ninh đã đề nghị ông Linh trả cho ông 1 sổ đỏ để bán trả nợ nhưng ông Linh không đồng ý. Năm 2011, ông Linh đã khởi kiện ra TAND huyện Ea Kar đòi nợ. Lúc này, ông Ninh mới tá hỏa khi ông Linh cho rằng ngoài khoản tiền trên, gia đình ông còn vay của ông Linh thêm một lần với số tiền 1,7 tỉ đồng. Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay 1,7 tỉ đồng được UBND thị trấn Ea Knốp (huyện Ea Kar) chứng thực.

"Trong quá trình vay mượn 2 khoản tiền 900 triệu đồng, ông Linh đã yêu cầu vợ chồng tôi ký khống vào hợp đồng thế chấp tài sản. Sau khi có chữ ký, ông Linh tự viết vào hợp đồng nói tôi vay 1,7 tỉ đồng rồi đi chứng thực" - ông Ninh nói.

Bất ngờ trước việc chứng thực, ông Ninh đã làm đơn tố cáo cán bộ UBND thị trấn Ea Knốp. Sau đó, Cơ quan CSĐT Công an huyện Ea Kar đã có văn bản trả lời đơn của ông Ninh. Cụ thể, ông Nguyễn Thanh Hưng, cán bộ tư pháp thị trấn Ea Knốp, xác nhận khi lập hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất không có mặt vợ chồng ông Ninh nhưng vẫn tham mưu cho lãnh đạo UBND thị trấn ký. Tuy nhiên, việc chứng thực này chỉ là vi phạm hành chính nên đã gửi văn bản đề nghị UBND thị trấn Ea Knốp xử lý ông Hưng theo quy định.

Ngày 13-12-2011, TAND huyện Ea Kar đã mở phiên tòa sơ thẩm vụ kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn là ông Linh và bị đơn là vợ chồng ông Ninh. Mặc dù tại phiên tòa, ông Ninh đã trình bày về việc vợ chồng ông không đến UBND thị trấn ký hợp đồng thế chấp tài sản và không vay khoản tiền 1,7 tỉ đồng nhưng HĐXX vẫn tuyên buộc vợ chồng ông Ninh phải hoàn trả số tiền hơn 2,9 tỉ đồng (cả lãi). Trong trường hợp vợ chồng ông Ninh không có tài sản để thi hành án thì ông Linh được ưu tiên trong việc thi hành án dân sự đối với toàn bộ tài sản đã thế chấp. Ông Ninh kháng cáo nên ngày 4-4-2012, TAND tỉnh Đắk Lắk đã xét xử phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm.


Nỗi oan chưa hết đâu. Báo Người Lao Động kể tiếp như sau.

Sau khi có bản án phúc thẩm, cơ quan thi hành án đã tiến hành kê biên, bán đấu giá tài sản trên 5 sổ đỏ mà gia đình ông Ninh đã thế chấp. Ông Ninh có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm nên ngày 16-4-2015, Tòa Dân sự, TAND Tối cao đã mở phiên tòa và nhận định, hợp đồng tuy có chứng thực nhưng không đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Cán bộ tư pháp địa phương xác nhận vợ chồng ông Ninh không trực tiếp đến UBND xã ký tên vào hợp đồng, do đó tòa sơ thẩm và phúc thẩm xác định vợ chồng ông Ninh vay của ông Linh 1,7 tỉ đồng là chưa đủ cơ sở. Do đó, TAND Tối cao đã hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ cho TAND huyện Ea Kar xét xử lại.

Tuy nhiên, ngày 18-9-2015, TAND huyện Ea Kar đã quyết định đình chỉ vụ án với lý do: Tòa đã thông báo nộp tiền tạm ứng án phí mà nguyên đơn là ông Linh không nộp cũng không có đơn rút yêu cầu khởi kiện.

Nhưng khi người dân quá bất bình thì họ biết tìm đâu để kiện cáo. Đành nạp đơn lên tòa phúc phúc thẩm vậy. Hãy nghe tiếp câu chuyện được kể bởi Báo Người Lao Động xem thế nào.

Bức xúc, ông Ninh đã làm đơn tố cáo 3 thẩm phán của phiên tòa phúc thẩm vì cho rằng đã ra bản án trái pháp luật, gây thiệt hại cho gia đình ông và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

Ngày 5-9-2016, TAND tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản trả lời đơn tố cáo của ông Ninh rằng: Căn cứ vào thông tư liên tịch hướng dẫn trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính xác định điều kiện bồi thường và văn bản xác định hành vi trái pháp luật thì đối với những người tiến hành tố tụng mà ông nêu chưa có văn bản nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người đã tiến hành tố tụng là trái luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

Ông Ninh tiếp tục gửi đơn tố cáo lên cấp cao hơn. Được biết, hiện Cơ quan Điều tra VKSND Tối cao đang thụ lý, giải quyết đơn tố cáo của ông Ninh.

Tất họ là cùng một lò ra mà. Đâu dễ gì tố cao nhau chỉ vì một người dân quèn cơ cực không tài sản!

Thật khổ cho thân phận thấp cổ bé miệng của người dân quê!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.